1. Oxit:
a, Oxit axit
- Hầu hết có thể nhận biết bằng quỳ tím ẩm (làm quỳ hoá đỏ) trừ $SiO_2$ không tan trong nước.
- Nhận biết $SiO_2$ bằng HF: HF hoà tan $SiO_2$ tạo silic florua và nước.
- $CO_2$, $SO_2$ làm đục nước vôi trong, dd $Ba(OH)_2$ (dùng dư). $SO_2$ làm mất màu được nước brom, dd thuốc tím, tạo kết tủa vàng với khí $H_2S$.
- $SO_3$ có tính chất làm đục nước vôi trong dư, $Ba(OH)_2$ dư giống với $CO_2$, $SO_2$ ở trên, ngoài ra tạo kết tủa trắng với dd muối bari vì tan tốt trong nước hơn nhiều so với $CO_2$, $SO_2$.
b, Oxit bazơ
- Một số oxit bazơ như oxit kim loại nhóm IA$, $CaO$, $BaO$, $SrO$ tan trong nước tạo dd kiềm nên có thể nhận biết bằng quỳ tím ẩm.
- $FeO$, $Fe_3O_4$ tan trong $HNO_3$ tạo khí (thường là $NO$ hoặc $NO_2$) còn $Fe_2O_3$ tan không tạo khí. Các hợp chất sắt (II) tan trong $HNO_3$ tạo sản phẩm khử.
- $CuO$ là bột màu đen, sau khi khử trở thành Cu đỏ, tan trong $HCl, H_2SO_4$ tạo dd xanh lam, tan trong $HNO_3$ (không tạo khí) tạo dd xanh lá.
- $MgO$ tan trong axit, không bị khử.
c, Oxit trung tính
- $CO$ là chất khử được CuO từ đen sang đỏ; cháy trong không khí tạo khí làm đục nước vôi trong dư.
- $NO$ là khí không màu, ở ngoài không khí hoá nâu do chuyển thành $NO_2$. $N_2O$ là khí cười.
d, Oxit lưỡng tính: vừa tan trong dd axit vừa tan trong dd kiềm.
2. Bazơ:
a, Bazo tan (kiềm): quỳ tím, dd muối đồng (tạo tủa xanh lơ), muối sắt (II) (tạo tủa trắng xanh), muối sắt (III) (tạo tủa đỏ nâu), ngoài ra hoà tan được oxit lưỡng tính như $ZnO$, $Al_2O_3$
b, Bazo không tan: bị nhiệt phân huỷ, tan trong dd axit ($Al(OH)_3$, $Zn(OH)_2$ tan được cả trong kiềm),...
3. Muối
- Muối nitrat: bị nhiệt phân tạo khí. Chú ý phương trình nhiệt phân của từng muối.
- Muối amoni: tác dụng với dd kiềm tạo khí amoniac mùi khai, làm quỳ ẩm hoá xanh (có thể có thêm tính chất của gốc axit tương ứng)
- Muối clorua (dung dịch): tạo tủa trắng với dd $AgNO_3$
- Muối sunfat (dung dịch): tạo tủa trắng với dd bari hidroxit, muối bari
- Muối sunfua (trừ $CuS$), muối sunfit, muối cacbonat: tác dụng với dd axit tạo khí $H_2S$, $CO_2$, $SO_2$ tương ứng.
- Muối photphat (dung dịch): tạo tủa vàng với $AgNO_3$, tủa trắng với dd bari hidroxit và muối bari.
Để nhận biết axit-bazo-muối có nhiều cách
- Bazo (NaOH, KOH, Ca(OH)2,Ba(OH)2...) tan trong nước tạo dung dịch kiềm; Bazo của các kim loại còn lại không tan trong nước
- Dùng chỉ thị:
Qùy tím: dung dịch axit làm quỳ tím đổi màu đỏ, dung dịch bazo làm quỳ tím đổi màu xanh. Riêng với muối sẽ chia thành 3 loại
+ Loại 1: Muối tạo bởi axit mạnh và bazo manh (VD:NaCl) không làm đổi màu quỳ
+ Loại 2: Muối tạo bởi axit yếu, bazo mạnh (VD: Na2CO3): đối màu quỳ thành màu xanh
+ Loại 3: Muối tạo bởi bazo yếu, axit mạnh (VD: CuCl2): đổi màu quỳ tím thành màu đỏ
- Dùng các hóa chất khác: muối... để phản ứng có sinh ra được kết tủa, hoặc chất khí... sẽ dễ nhận biết.
+ H2SO4 và dung dịch muối sunfat (SO4): dùng dung dịch Ba(OH)2 hoặc dung dịch muối của bari
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng BaSO4 không tan trong nước và axit
+ HCl và muối clorua (Cl): dùng dung dịch AgNO3
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng AgCl không tan trong nước và axit
+ Muối cacbonat (CO3): dùng dung dịch axit (HCl, HNO3, H2SO4)
Hiện tượng: Xuất hiện khí không màu, không mùi
+ Muối cacbonat (SO3): dùng dung dịch axit (HCl, HNO3, H2SO4), sau đó dẫn khí sinh ra qua dung dịch brom
Hiện tượng: Xuất hiện khí không màu làm mất màu dung dịch Br2
+ Muối amoni (NH4): dùng dung dịch kiềm
Hiện tượng: Xuất hiện khí không màu, mùi khai
+ Muối tác dụng với dung dịch kiềm có thể tạo một số bazo không tan có màu đặc trưng:
Fe(OH)3: kết tủa nâu đỏ
Fe(OH)2: kết tủa trắng xanh
Cu(OH)2: kết tủa xanh lam
Mg(OH)2: kết tủa trắng
Al(OH)3: kết tủa trắng keo
Chúc bn hk tốt nha!!
M๏й❤๓๏∂❤đừйǥ❤χóą❤ạ✿҈
Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK