Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 a) Yêu cầu lập bảng thống kê các văn bản...

a) Yêu cầu lập bảng thống kê các văn bản theo mẫu: - Tác giả Văn bản + Xuất xứ/ vị tri/ hoàn cảnh sáng tác + Thể loại/ thể thơ + Phương thức biểu đạt + Nội

Câu hỏi :

Giúp mình với cảm ơn nhiều!!!!

image

Lời giải 1 :

Học tốt

image
image
image

Thảo luận

Lời giải 2 :

a,

1. Văn bản : Lượm 

-Tác giả : Tố Hữu 

-Xuất xứ : Năm 1946, diễn ra cuộc chiến đấu quyết liệt giữa ta và Pháp tại Huế, đến tháng 2 năm 1947 quân ta chuyển địa điểm lên chiến khu. Tại thời điểm này, nhà thơ Tố Hữu vừa từ Hà Nội vào Huế, tình cờ gặp chú bé liên lạc Lượm. Không lâu sau đó, trong một chuyến công tác, nhà thơ hay tin Lượm đã hi sinh anh dũng trên đường làm nhiệm vụ. 

-Thể loại : 4 chữ

-PTBĐ : Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả

-Nội dung : Bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người. Tác giả cũng bày tỏ niềm cảm phục, trân trọng, ngợi ca trước sự hi sinh to lớn của các em bé giao liên như Lượm đã đóng góp quan trọng vào sự thành công của cách mạng nước nhà.

-Nghệ thuật : Thể thơ 4 chữ dễ đọc, dễ nhớ, cách gieo vần cách hợp lí phù hợp với lối kể chuyện. Kết hợp linh hoạt giữa phương thức kể, miêu tả và biểu cảm.

2. Văn bản : Đêm nay Bác không ngủ 

-Tác giả : Minh Huệ 

-Xuất xứ : Được viết năm 1951 . Bài thơ dựa trên sự kiện trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” miêu tả hoàn cảnh khi mọi người ngủ ở túp lều tranh.

-Thể loại : 5 chữ

-PTBĐ : Biểu cảm+Tự sự+Miêu tả

-Nội dung : Tác phẩm kể về một đêm không ngủ của Hồ Chí Minh trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp và thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác Hồ với nhân dân và bộ đội Việt Nam và tình cảm khâm phục, kính yêu của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

-Nghệ thuật :

+ Thể thơ 5 chữ, có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện.

+ Phương thức biểu đạt tự sự, kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố biểu cảm và miêu tả.

+Tác giả đã sử dụng nhiều  hình ảnh, chi tiết giản dị, chân thực, cảm động.

3. Văn bản : Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

-Tác giả : Xi-át-tơn

-Xuất xứ :

+Văn bản là bức thư của thủ lĩnh Xi-át tơn gởi Tổng thống Mĩ Phreng-klin Pi-ơ-xơ. Đây là một bức thư nổi tiếng, từng được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường.

-Thể thơ : Văn bản nhật dụ

-PTBĐ : Tự sự + Biểu cảm 

-Nội dung : Bức thư của thủ lĩnh da đỏ đã đặt ra được một vấn đề bức xúc, có ý nghĩa to lớn đối với toàn nhân loại: Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của mình.

-Nghệ thuật : Văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ đã có sự kết hợp thành công giữa giọng văn truyền cảm với lối sử dụng phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ phong phú đa dạng.

b, 

1. Nhân vật Kiều Phương : 

Kiều phương là một trong những nhân vật mà trong chương trình lớp 6 bài "Bức tranh của em gái tôi" của tác giả Tạ Duy Anh $(1)$. Kiều Phương là một cô em gái tuy bị gọi là "Mèo" nhưng cô gái vô cùng nhí nhảnh, đáng yêu $(2)$.  Mặt cô bé luôn bị chính mình bôi bẩn $(3)$ . Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, hiếu động, đáng yêu, say mê hội họa $(4)$. Khi tài năng được phát hiện, Kiều Phương vẫn giữ thái độ vui vẻ và tình cảm yêu thương dành cho anh $(5)$. Dù cô bé có bị người anh đặt cho mình cái tên như thế nào nhưng cô vẫn vui vẻ chấp nhận biệt danh anh đặt cho $(6)$. Với cái tính hay lục lọi đồ đạc, tự chế thuốc vẽ, tự học vẽ, vui vẻ, vừa làm vừa hát…chắc ai sau khi nghe sau đã rất cảm nhận được tâm hồn cô bé $(7)$ . Kiều Phương là một cô em gái luôn yêu quý, quan tâm người anh của mình $(8)$. Dù người anh có ghét cô , luôn tìm mọi cách để xô đẩy, ghét cô thì cô bé cũng không để ý $(9)$Đấy cũng là vẻ đẹp của một em bé gái trong cuộc sống đời thường mà ta có thể gặp bất cứ ở đâu trên đất nước mình.$(10)$.

2. Khổ thơ cuôi bài "Đêm nay Bác khong ngủ" 

Với khổ thơ cuối tác giả đã làm nổi bật, khẳng định cái chân lí để làm sáng tỏ Bác là một con người có tình yêu thương, sự bao dung vô bến bờ của Người$(1)$ . Đây không chỉ là biểu hiện đơn lẻ, đó là nhân cách của Người - nhân cách vĩ đại, ngời sáng $(2)$. Trong cuộc đời cách mạng, Người trải qua nhiều sóng gió, nhiều đêm không ngủ, nên việc đêm nay Bác không ngủ vì lo cho dân cho nước là "một lẽ thường tình"$(3)$. Bác là một người cha , một người anh hùng vĩ đại của Tổ Quốc $(4)$. Bác đã giúp cho cuộc sống ngày nay trở nên ấm lo, tươi đẹp hơn $(5)$. Bác không ngủ có lẽ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình, vì Bác là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta $(6)$. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc $(7)$. Bác đúng là một con người luôn hi sinh vì người khác $(8)$. Tấm lòng dũng cảm hi sinh của Bác sẽ mãi khắc sâu trong tôi $(9)$. Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người $(10)$.

3. Hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lác cuối cùng 

Nhân vật Lượm là một trong những nhân vật được coi là "chiến sĩ nhỏ" của dân tộc ta $(1)$. Cậu bé như một anh hùng xuất hiện giữa mặt trân vậy $(2)$. Giữa mặt trận đạn bay vèo vèo, chú liên lạc đã xông lên vượt qua, vụt qua , đây như một lời thách thức, như một lời thề chiến đấu coi cái chết nhẹ tựa lông hồng $(3)$. "Bỗng lòe chớp đỏ/ Thôi rồi, Lượm ơi!/ Chú đồng chí nhỏ/ Một dòng máu tươi!." $(4)$ Lượm đã chiến đấu vì quê hương$(5)$. Lượm đã hy sinh vì quê hương$(6)$. Lượm đã tử thương nhưng tay chú còn nắm chặt bông lúa$(7)$. Lượm đã ngã xuống nhưng hồn chú vẫn bay giữa đồng lúa thơm ngạt ngào mùi sữa $(8)$.Tác giả đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm$(9)$. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người $(10$ .

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK