Hai câu thơ cuối "Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/Làm người thế ấy cũng phi anh hùng" được trích trong văn bản "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" của tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Đây là lời nói của nhân vật Lục Vân Tiên, đã cho thấy một lẽ sống cao đẹp của người anh hùng Lục Vân Tiên. "Kiến nghĩa bất vi" có nghĩa là thấy người hoạn nạn mà không ra tay cứu giúp, "phi anh hùng" có nghĩa là không phải là một anh hùng, không phải là nam nhi đại trượng phu đầu đội trời chân đạp đất. Lời phủ định của Lục Vân Tiên đã đưa đến một lời khẳng định đanh thép về lẽ sống cao đẹp đó là phải giúp đỡ người hoạn nạn thì mới là anh hùng, là chính nhân quân tử. Đối với một nam tử hán trong thời phong kiến, nếu thấy việc nghĩa mà không làm thì con người như thế không đáng mặt anh hùng. Hai câu thơ cuối từ phù định để đi tới khẳng định về một lẽ sống cao đẹp của người anh hùng ngày xưa. Đồng thời, hai câu thơ cũng đề cao tinh thần nghĩa hiệp, hành động hướng tới nhân nghĩa và coi việc nghĩa ở đời là trách nhiệm cao cả thiêng liêng. Tóm lại, hai câu thơ đã thể hiện được lẽ sống cao đẹp của người anh hùng Lục Vân Tiên.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK