Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và...

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: (1) Trong đời sống, ta thường thấy một hiện tượng xấu là lòng đố kị. Thấy

Câu hỏi :

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: (1) Trong đời sống, ta thường thấy một hiện tượng xấu là lòng đố kị. Thấy ai có chút thành tích, kẻ đố kị cảm thấy khó chịu, đau khổ như mình bị mất mát điều gì, tiếp đó nảy sinh những phản ứng bệnh hoạn. (2) Trong lớp, một học sinh có thành tích học tập giỏi, người có tính đố kị sẽ nói bóng gió là bạn ấy khéo làm thân với các thầy, các cô. Thấy bạn có bộ đồ mới hợp thời trang, người đố kị tìm cách dìm, bảo: “Báu gì, hàng thùng ấy mà!”. Thấy một đôi vợ chồng đẹp đôi, hạnh phúc, kẻ đố kị liền nói độc miệng: “Rồi xem, được bao lâu!”. (3) Hiện tượng đố kị trong cuộc sống đã có từ xưa. Thời Tam quốc có danh tướng Đông Ngô là Chu Du, nổi tiếng thao lược nhưng lại có tính đố kị. Thấy Gia Cát Lượng tài ba, Du đã nhiều lần tìm cách chứng tỏ mình là người tài “đệ nhất thiên hạ”, nhưng lần nào cũng bị thua. Lòng đố kị còn khiến Chu Du tìm kế sách hãm hại Gia Cát Lượng, nhưng lần nào Lượng cũng đoán biết và thoát hiểm. Khi nhận ra tài trí của mình không bằng Gia Cát Lượng, Du đã ngửa mặt lên trời mà than: “Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng!”. Câu nói đó đã bộc lộ chân tướng của người đố kị: không chấp nhận thực tế người khác hơn mình. (4) Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình không thua chúng kém bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kỉ tăng lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học Hi Lạp cổ đại A-ri-xtốt đã nói: “Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công. (Phỏng theo Băng Sơn, dẫn theo Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 96 – 97) Câu 1. Đoạn trích trên có câu chủ đề không? Nếu có, hãy ghi lại câu chủ đề đó. Câu 2. Trong đoạn (3), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? Tác dụng của thao tác lập luận đó là gì? Câu 3. Tại sao tác giả lại cho rằng tâm lí đố kị chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng? Câu 4. Anh (chị) hãy nêu ít nhất hai hậu quả của lòng đố kị theo quan điểm của riêng mình. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói được nêu trong văn bản phần Đọc hiểu: Kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công.

Lời giải 1 :

1, Câu chủ đề là "Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công"

2,

Thao tác lập luận chứng minh. Tác giả đã sử dụng một dẫn chứng thực tế trong lịch sử Trung Hoa để làm rõ hơn vấn đề mà mình đang nghị luận đó là về lòng đố kị. Nhờ có ví dụ này mà văn bản trở nên thuyết phục và gây ấn tượng với người đọc hơn

3,

Bởi vì cả sự hiếu thắng và đố kị đều là tâm lí không muốn thua kém người khác. Nhưng nếu như sự hiếu thắng giúp kích thích con người ta cố gắng thì sự đố kị lại ngược lại, không những hạ thấp ý chí phấn đấu mà còn nảy sinh ý định hãm hại người khác. Vậy nên, sự đố kị là biến dạng tiêu cực của sự hiếu thắng

4,

Hậu quả thứ nhất của lòng đố kị đó là không có ích gì trong việc cố gắng và hoàn thiện bản thân mình. Hậu quả thứ hai của lòng đố kị đó là nảy sinh những tính cách xấu bên trong và phá hỏng mối quan hệ của mình với người khác, cũng như không học hỏi được gì từ những người giỏi hơn

***

Kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công. Thật vậy, lòng đố kị được biểu hiện bằng việc chúng ta cảm thấy ghen tức, khó chịu và thậm chí muốn có những hành động để nhằm hạ bệ, hãm hại người mà có thành quả tốt hơn mình. Tính cách này lúc đầu có thể chỉ là một phần xấu tự nhiên bên trong con người chúng ta. Nhưng nếu mà ta không chế ngự cho tốt thì lâu dần nó sẽ ăn sâu vào tiềm thức của chúng ta, làm hoen ố nhân cách của chúng ta và làm cho ta trở thành con người độc ác, xấu xa, luôn đố kị với người khác. Lòng đố kị của mỗi người nổi lên do sự bất mãn với những thành công mà người khác có, còn mình thì không. Kẻ đố kị không muốn người khác thành công, và thậm chí còn muốn có những hành động để hãm hại thành công đó của người ta. Hậu quả của sự đố kị đó là không những ta tự làm hoen ố nhân cách của chính mình, phá hỏng mối quan hệ xung quanh mà còn tự làm hại con đường học tập của mình nữa. Nguyên nhân là vì thay vì đi học hỏi người tài giỏi hơn mình thì ta lại đố kị, ghen ghét. Vì vậy, để tránh xa được sự đố kị, ta cần chấn chỉnh tâm hồn và nhân cách của mình ngay từ bên trong, cũng như tập trung vào chính mình nhiều hơn thay vì đi ghen ghét với người khác.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1 : 

-Có câu chủ đề .

-Câu đó là : “Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”.

Câu 2 : 

-Tác giả đã sử dụng thao tác lập luận chứng minh.

-Tác dụng : Làm sáng tỏ lòng đố kị của một số người 

Câu 3 : Vì người đố kị và ngươi hiếu thắng đều muốn chứng tỏ mình không thua kém người khác, thậm chí hơn người. Lòng hiếu thắng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh lành mạnh nên có ý nghĩa tiến bộ.  Còn lòng đố kị lại khiến ngườita muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa mãn lòngích kỉ của bản thân nên mang tính chất tiêu cực.

Câu 4 :

Hậu quả :

1. Sự ích kỉ, ghen tị, không muốn thấy người khác thành công và từ đó ta sẽ nảy sinh ra những tội ác,..

2. Khiến bản thân kẻ đố kị phải sống trong dằn vặt, đau đớn, thậm chí sa vào tội ác.

II. Tập làm văn :

Câu 1 : Với quan niệm : "Kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công" quả không sai . Lòng đó kị là một trong những thái độ không tốt. Thật vậy, xã hội ngày nay không ai là hơn ai cả. Ai cũng muốn mình được hưởng hết, phải thắng người khác về mọi mặt. Đây cũng là một trong những  hiện tượng con người ghen ghét những ai có điều gì đó hơn mình. Từ đó nảy sinh thái độ đố kị. Thái độ đố kỵ là tỏ ra khó chịu khi thấy người khác được hơn mình. Lòng đố kỵ có ở khắp nơi. Đôi lúc nó còn ở ngay bên cạnh ta cơ đấy. Bạn thử nghĩ xem ? Ví dụ như bạn bè, người thân, đồng nghiệp, cơ quan, hàng xóm,.. có điều kiện nhưu bạn hoặc hơn bạn đi chắc chắn lúc đó bạn sẽ nảy sinh ra lòng ghen tị, căm thù. Hoặc những người thân quan, hàng xóm hay ai đó hơn mình về mặt kinh tế, .. thì lúc đó trong lòng mình sẽ cảm thấy sốt ruột, lo lắng, buồn bã,xấu hổ, rồi  bực bội, căm ghét, từ đó bạn muốn trả thù và làm nhiều việc xấu xa hơn. Lòng đố kỵ có ở khắp nơi , không thể biết được điều gì. Nhiều người thì cứ mang ra ngoài làm những công việc xấu bên cạnh còn một số người cất giấu trong lòng. Vì vậy trong cuộc sống bạn phải tự mình dựng lên chứ không nên đó kỵ, ghét người khác được. Cuộc sống cái gì cũng vậy, không phải tự dưng nó đến mà là công sức lao động, học tập cùng với công lao của họ sau bao lần thất bại và đứng lên. Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ. 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK