Đáp án:
Giải thích các bước giải:
A. Lý thuyết
1.
- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
- Nguồn sáng là vật có thể thự phát ra ánh sáng.
- Vật sáng bao gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào.
2.
- Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
- Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính, ánh sáng không truyền theo đường thẳng.
- Trong môi trường không trong suốt, ánh sáng không truyền qua được.
3. - Có các loại chùm sáng là:
+ Chùm sáng song song: Các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
+ Chùm sáng hội tụ: Các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
+ Chùm sáng phân kì: Các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
4.
- Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới
- Bóng nửa tối nằm phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần nguồn sáng truyền tới.
- Nguyệt thực là hiện tượng khi mặt trăng bị trái đất che khuất, không được mặt trời chiếu sáng, khi đó ta sẽ không nhìn thấy mặt trăng.
- Nhât thực: Khi mặt trăng nằm giữa mặt trời và trái đất và chúng cùng nằm trên cùng một đường thẳng thì khi đó trên trái đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Đứng ở chỗ bóng tối, ko nhìn thấy mặt trời, ta nói là có nhật thực toàn phần. Đứng ở chỗ bóng nửa tối, nhìn thấy một phần mặt trời, ta nói là có nhật thực một phần.
5. Xem lại câu 2.
6. - Ảnh của các gương:
+ Gương phẳng:
- Là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.
- Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật.
- Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.
+ Gương cầu lồi:
- Là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.
- Kích thước của ảnh bé hơn kích thước của vật.
- Khoảng cách từ ảnh đến gương lớn hơn khoảng cách từ vật đến gương.
+ Gương cầu lõm.
- Đôi khi cho ra ảnh ảo hoặc ảnh thật.
- Ảnh ảo của gương có kích thước lớn hơn vật.
7. - Dao động là sự lặp đi lặp lại nhiều lần một trạng thái của một vật nào đó.
- Biên độ giao động là độ lệch lớn nhất cảu vật giao động quanh vị trí cân bằng.
8. - Tần số là số giao động vật phát ra trong một giây.
- Đơn vị đo tần số là Héc (Hz).
- Âm phát ra trầm khi có tần số giao động thấp.
- Âm phát ra bổng khi có tần số giao động cao.
9. - Âm phát ra to khi có biên độ giao động lớn.
- Âm phát ra nhỏ khi có biên độ giao động bé.
- Đơn vị đo độ to của âm là Đề-xi-ben (dB).
10. - Âm có thể truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí và không truyền được trong môi trường chân không.
- Âm truyền trong chất rắn nhanh hơn chất lỏng, trong chất lỏng nhanh hơn chất khí.
11. - Âm phản xạ là âm thanh dội lại khi gặp vật cản.
- Tiếng vang là âm phản xạ mà con người có thể nghe thấy được.
12. - Vật phản xạ âm kém thường có bề mặt mềm, xốp, ghồ ghề, sần sùi như nhung, lụa, miếng xốp...
- Vật phản xạ âm tốt thường có bề mặt nhẵn, cứng như mặt gương, tấm kim loại...
13. - Ô nhiễm tiếng ồn là âm thanh phát ra to, kéo dài và làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như hoạt động của con người.
- Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn là:
+ Trồng nhiều cây xanh.
+ Treo rèm bằng nhung lụa ở cửa sổ.
+ Treo biển báo cấm còi.
+ Xây dựng dựng tường bê tông ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc.
- Vật liệu cách âm dùng để làm giảm sự truyền âm thanh giữa 2 không gian riêng biệt.
14. - Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát chúng với nhau.
- Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác và làm sáng bút thử điện.
15. - Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+).
- Khi cọ xát thanh thủy tinh với mảnh lụa thì thủy tinh mang điện tích dương.
- Khi cọ xát thước nhựa sẫm màu với mảnh vải khô thì thước nhựa mang điện tích âm.
16. - Cấu tạo của nguyên tử bao gồm một hạt nhân mang điện tích dương ở giữa và các electron mang điện tích âm bay xung quanh.
17. - Một vật nhiễm điện âm khi được nhận thêm electron.
- Một vật nhiễm điện dương khi mất đi electron.
18. - Khi đặt các vật có điện tích khác loại thì chúng sẽ hút nhau, cùng loại thì chúng sẽ đẩy nhau.
B. Bài tập
1. Hình ảnh.
- Vẽ ảnh của mỗi điểm A, B bằng cách vẽ đối xứng.
- Sau đó ta nối các ảnh của các điểm lại với nhau sẽ được ảnh của vật AB.
2. Hình ảnh.
3. Hình ảnh.
4. Độ sâu của đáy biển là:
`S=v.t=1500,\frac{1,4}{2}=1050(m)`
`\text{We are Active Activity!}`
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
1. Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng đi vào mắt ta.
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đến mắt ta.
- Nguồn sáng là những vật tự do phát ra ánh sáng.
- Vật sáng bao gồm những nguồn sáng như Mặt Trời, ngọn lửa và cả những vật được chiếu sáng như trang giấy, bông hoa...
+Nguồn sáng là những vật phát ra ánh sáng.
VD: Mặt Trời, Đom Đóm, Đèn Pin,...
Vật sáng là nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
VD: Mặt Trăng, Cái Bàn, Cái Ghế,...
2. Định luật truyền thẳng ánh sángn:Trong môi trường trong suốt và đồng tính,ánh truyền đi theo đường thẳng.
3. Có 3 loại chùm sáng:
- Chùm sáng song song; Gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền cả chúng
- Chùm sáng hội tụ; Gồm các tia sáng giao nhau trên đường hội tụ
- Chùm sáng phân kì: Gồm các tai sáng loe ộng ra trên đường truyền của chúng
4. Bóng tối là vùng phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu đến được gọi là bóng tối
- Bóng nửa tối là vùng phía sau vật cản nhận được 1 phần của ánh sáng từ nguồn sáng chiếu đến
- Nhật thực Khi mặt trăng nàm giữa mặt trời và trái đất và chúng cùng nằm trên một đường thẳng thì khi đó trên tđ sẽ xuất hiên bóng tồi và nửa bóng tối. Đúng ở chố bóng tối ko nhìn thấy mặt trời, ta có thể nói là nhật thực toàn phần, đứng ở chỗ nửa bóng tối, ta nói là nhật thực một phần
- Nguyệt thực là khi mặt trăng bị tđ vhe khuất không được mặt trời chiếu sáng nữa.
5. Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chữa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới
- Góc phản xạ bằng góc tới
Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK