Trang chủ Lịch Sử Lớp 9 Câu 1. Sau cuộc kháng chiến chống Nhật ở Trung...

Câu 1. Sau cuộc kháng chiến chống Nhật ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa: A. Nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. B. Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Qu

Câu hỏi :

Câu 1. Sau cuộc kháng chiến chống Nhật ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa: A. Nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. B. Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. C. Đảng Dân chủ Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc. D. Đảng tự do dân chủ Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Câu 2. Kết quả của cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc (1946 – 1949) như thế nào? A. Quốc dân đảng thua trận phải rút chạy ra Đài Loan. B. Đảng Cộng sản Trung Quốc thất bại phải chấm dứt quyền lãnh đạo. C. Cuộc nội chiến không phân thắng bại, lãnh đạo hai Đảng kí hòa ước. D. Mĩ và Liên Xô can thiệp cuộc nội chiến kết thúc trong hòa bình. Câu 3. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời trong thời gian nào? A. Ngày 1 – 1 – 1949. B. Ngày 1 – 10 – 1949. C. Ngày 10 – 10 – 1949. D. Ngày 11 – 10 – 1949. Câu 4. Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa? A. Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến. B. Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do. C. Hệ thống XHCN được nối liền từ châu Âu sang châu Á. D. Đưa Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế thế giới. Câu 5. Nhân dân Trung Quốc bắt tay vào khôi phục kinh tế từ khi nào? A. Năm 1949. B. Năm 1950. C. Năm 1953. D. Năm 1978. Câu 6. Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách – mở cửa khi nào? A. Năm 1950. B. Năm 1959. C. Năm 1978. D. Năm 1979. Câu 7. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai nước Đông Nam Á nào không là thuộc địa của thực dân phương Tây? A. Phi-lip-pin. B. Thái Lan. C. Ma-lai-xi-a D. Mi-an-ma Câu 8. Tình hình Đông Nam Á giữa những năm 50 của thế kỉ XX như thế nào? A. Chiến tranh ác liệt. B. Ngày càng phát triển phồn thịnh. C. Ngày càng trở nên căng thẳng. D. Ổn định và phát triển. Câu 9. Vì sao những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình ĐNA ngày càng trở nên căng thẳng? A. Mĩ, Anh, Pháp thiết lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO). B. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu. C. Mĩ biến Thái Lan thành căn cư quân sự. D. Do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực, Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia. Câu 10. Những nước Đông Nam Á nào tham gia khối SEATO? A. Phi-lip-pin, Xin-ga-po. B. Thái Lan, Phi-lip-pin. C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a. D. Miến Điện, Thái Lan. Câu 23. Sự kiện nào gắn liền với tên tuổi của Nen-xơn Man-đê-la? A. Lãnh tụ nổi tiếng trong phong trào chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri. C. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. D. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la. Câu 24. Nguyên nhân nào dẫn đến tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định trong những năm 80 của thế kỉ XX? A. Thường xuyên sảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu giữa các sắc tộc, tôn giáo. B. Bùng nổ dân số, đói nghèo, C. Bệnh tật, nợ nần chồng chất. D. Tất cả các ý trên. Câu 25. Chiến lược “Kinh tế vĩ mô” (6/1996) ở Nam phi ra đời với tên gọi là gì? A. Giải quyết việc làm cho người lao động da đen. B. Vì sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước. C. Hội nhập, cùng phát triển. D. Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại. Câu 26. Quốc gia nào được coi như “ngọn cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh? A.Chi-lê B. Ni-ca-ra-goa C. Bô-li-vi-a D. Cu-ba Câu 27. Cuộc cách mạng nhân dân ở Cu Ba dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Cát-xtơ- rô giành thắng lợi vào thời gian nào? A. Ngày 1 – 1 – 1959. B. Ngày 1 – 2 – 1959. C. Ngày 1 – 3 – 1959. D. Ngày 1 – 4 – 1959. Câu 28. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian nào? A. Những năm 60 của thế kỉ XX. B. Những năm 70 của thế kỉ XX. C. Những năm 80 của thế kỉ XX. D. Những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX. Câu 29. Sự kiên mở đầu cho giai đoạn đấu tranh vũ trang giành chính quyền ở Cu-ba là sự kiện nào? A. Phi-đen sang Mê-hi-cô thành lập “Phong trào 27 – 7”. B. Phi-đen trở về nước. C. Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa. D. Cuộc đấu tranh ở Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra. Câu 30. Quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Cu-ba sau chiến tranh như thế nào? A. Mĩ thực hiện chính sách bao vây, cấm vận Cu-ba. B. Mĩ không quan hệ ngoại giao với Cu-ba. C. Nhanh chóng bình thường hóa quan hệ. D. Thiết lập quan hệ ngoại giao Giúp em với nha mn

Lời giải 1 :

Câu 1:

Chọn B. Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Câu 2:

Chọn A. Quốc dân đảng thua trận phải rút chạy ra Đài Loan.

Câu 3:

Chọn B. Ngày 1 – 10 – 1949.

Câu 4:

Chọn D. Đưa Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế thế giới.

Câu 5:

Chọn B. Năm 1950.

Câu 6:

Chọn C. Năm 1978.

Câu 7:

Chọn B. Thái Lan.

Do thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, lợi dụng vị trí nước đệm giữa hai thế lực Anh

và Pháp, Thái Lan vẫn giữ được nền độc lập không bị các nước phương Tây xâm lược.

Câu 8:

Chọn C. Ngày càng trở nên căng thẳng.

- Những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình ĐNA trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

+ Tháng 9 – 1954, thành lập khối quân sự ĐNA (SEATO) nhằm ngăn chặn sự phát triển của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực.

+ Tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.

Câu 9:

Chọn D. Do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực, Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.

Câu 10:

Chọn B. Thái Lan, Phi-lip-pin.

Câu 23:

Chọn C. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.Nen-xơn Man-đê-la là lãnh tụ của tổ chức Đại hội dân tộc Phi (ANC) đã lãnh đạo phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Ông cũng là thủ tướng người da đen đầu tiên trong lịch sử nước này.

Câu 24:

Chọn D. Tất cả các ý trên.

- Đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, ở châu Phi thường xuyên sảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu giữa các sắc tộc, tôn giáo. Từ năm 1987 đến 1997, ở châu Phi có tới 14 cuộc xung đột và nội chiến.

- Bùng nổ dân số, đói nghèo, bệnh tật, nợ nần chồng chất. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, số nợ của các nước châu Phi lên tới 300 tỉ USD.

- Đến những năm 80, chế độ thực dân kiểu mới vẫn tồn tại ở châu Phi dưới hình thức chế độ phân biệt chủng tộc ở 3 nước châu phi là Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi.

Câu 25:

Chọn D. Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại.

Câu 26:

Chọn D. Cu-ba

Câu 27:

Chọn A. Ngày 1 – 1 – 1959.

Câu 28:

Chọn D. Những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX

Câu 29:

Chọn C. Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa.

Mở đầu cho giai đoạn mới của cuộc đấu tranh vũ trang giành chính quyền là cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa ngày 26-7-1953 của 135 thanh niên yêu nước do Phi-đen Cát-xtơ- rô chỉ huy

⇒ Mặc dù thất bại nhưng đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang mạnh mẽ.

Câu 30:

Chọn A. Mĩ thực hiện chính sách bao vây, cấm vận Cu-ba

Sau chiến tranh Mĩ thực hiện chính sách bao vây, cấm vận đối với Cu-ba.

Thảo luận

Lời giải 2 :

câu 1: c

câu 2: a

câu 3: b

câu 4: d

câu 5: a

câu 6: c

câu 7: b

câu 8: c

câu 9: b

câu 10: b

câu 23: c

câu 24: d

câu 25: d

câu 26: d

câu 27: A

câu 28: d

câu 29:C

câu 30: a

BẠN CỨ YÊN TÂM NHÉ

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK