Trang chủ Địa Lý Lớp 9 Làm báo cáo 500 từ về những thuận lợi và...

Làm báo cáo 500 từ về những thuận lợi và khó khăn trong phát triển ngành dịch vụ đông nam bộ câu hỏi 4010140 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Làm báo cáo 500 từ về những thuận lợi và khó khăn trong phát triển ngành dịch vụ đông nam bộ

Lời giải 1 :

Điều kiện thuận lợi:

  • Tự nhiên:
    • Vị trí thuận lợi
    • Tài nguyên thiên nhiên phong phú đầy tiềm năng dịch vụ: Khí hậu, dầu khí, bãi biển, vườn quốc gia, di tích lịch sử, văn hóa.
  • Dân cư, xã hội:
    • Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, năng động.
    • Có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
    • Thị trường tiêu thụ lớn.
  • Kinh tế:
    • Nông nghiệp phát triển
    • Công nghiệp tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng cao
    • Dịch vụ phát triển mạnh và đa dạng
    • Là nơi thu hút nhiều nhà đầu tư lớn ở nước ngoài.

Thảo luận

-- mình quên trả lời khó khăn, bạn thông cảm giúp mình nha

Lời giải 2 :

Tiềm năng, lợi thế và những hạn chế, thách thức

Vùng Ðông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam gồm TP Hồ Chí Minh và các tỉnh: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Ðồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An có diện tích tự nhiên chiếm 8,4% diện tích tự nhiên cả nước, dân số chiếm 15,6% dân số cả nước. Vùng có cửa ngõ phía tây tiếp giáp với Cam-pu-chia và các nước Thái-lan, Ma-lai-xi-a thông qua mạng đường bộ xuyên Á; cửa ngõ phía đông liên hệ với các nước trên thế giới thông qua hệ thống cảng biển Sài Gòn, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thị Vải tạo thành hành lang Ðông - Tây, nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế sôi động, đã và đang có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Hệ thống kết cấu hạ tầng khá hoàn chỉnh như: hệ thống các trục giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không nối với các vùng trong cả nước, với khu vực Ðông - Nam Á và các nước khác.

Ngoài ra, vùng còn là nơi tập trung trữ lượng dầu mỏ lớn nhất cả nước, còn 16 vạn ha đất chưa sử dụng. Vùng có lực lượng lao động không chỉ từ nguồn lao động trong vùng mà còn từ các tỉnh khác đến, có trình độ chuyên môn cao, năng động, thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường hơn so với các vùng khác; trong vùng còn tập trung nhiều trường đại học, dạy nghề; có lực lượng trí thức đông đảo và tâm huyết. Tốc độ đô thị hóa trong vùng khá cao và nhanh so với cả nước. TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại lớn nhất, là nơi hội tụ nền văn hóa của nhiều dân tộc trong nước và là động lực lôi kéo, thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước và nhất là khu vực phía nam.

Những năm gần đây, nhịp độ phát triển kinh tế trong vùng khá cao (gấp khoảng 1,5 lần bình quân cả nước), tổng sản phẩm quốc nội của vùng năm 2004 bằng khoảng 40% của cả nước; năng lực sản xuất, trình độ công nghệ và khoa học - kỹ thuật có bước phát triển vượt trội hơn các vùng khác; đóng góp lớn vào thu ngân sách của cả nước (khoảng 60%); thể hiện rõ vai trò là vùng kinh tế động lực ở phía nam và của cả nước. Công nghiệp phát triển mạnh nhất so với các vùng, nhiều khu công nghiệp phát triển nhanh, hiệu quả; dịch vụ phát triển mạnh. Ðời sống dân cư ngày được nâng cao. Lĩnh vực văn hóa - xã hội không ngừng phát triển; quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Với điều kiện địa kinh tế thuận lợi, kết cấu hạ tầng khá hoàn chỉnh, nguồn nhân lực có chất lượng, vùng đang trở thành vùng kinh tế phát triển năng động, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HÐH) đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Cùng với những tiềm năng và lợi thế, trước yêu cầu mới về phát triển kinh tế - xã hội, một số hạn chế và thách thức nổi lên của vùng ngày càng rõ rệt, đó là:

- Phát triển còn mang tính tự phát, thiếu bền vững, quy hoạch vùng chưa đủ bao quát sự phát triển  toàn diện, cân đối; sự liên kết; phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong vùng chưa chặt chẽ, hiệu quả tổng hợp còn hạn chế.

- Những năm gần đây đã bộc lộ một số nhân tố kìm hãm, nên chưa phát huy triệt để tiềm năng, lợi thế: tích lũy từ nội bộ thấp, giá trị gia tăng trong sản phẩm hàng hóa còn thấp; công nghiệp về cơ bản vẫn là gia công, sơ chế; các khu công nghiệp, khu chế xuất phân bố chưa hợp lý; năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp; tỷ trọng dịch vụ giảm, chưa theo kịp yêu cầu cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế; ô nhiễm môi trường tăng; di dân cơ học và một số vấn đề xã hội còn nhiều phức tạp...

- Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng chưa đồng đều, trình độ phát triển ở khu vực nông thôn, nhất là ba tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Long An còn thấp.

Những hạn chế, thách thức nêu trên là do: một là, tiềm năng, lợi thế của vùng chưa được các bộ, ngành Trung ương và các địa phương nhận thức đầy đủ và nhất quán, từ đó chưa có đủ hệ thống cơ chế, chính sách định hướng đồng bộ, tạo điều kiện cho vùng kinh tế năng động nhất cả nước phát triển tối đa; hai là, năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng và điều hành của chính quyền trong vùng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển của vùng; ba là, sự chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương với các tỉnh, thành phố thiếu chặt chẽ trong việc xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch tổng thể của toàn vùng, của từng tỉnh, thành phố và các ngành trên địa bàn.

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK