Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 DE 1: Cầu "Ta thưong tới bua quên ăn, nửa...

DE 1: Cầu "Ta thưong tới bua quên ăn, nửa dêm vo gối; ruột dau như cắt, nước mắt dầm dia; chi căm tức chua xà thịt lột da, nuot gan uống máu quân thù. Dầu

Câu hỏi :

Giúp mik với Mik cảm ơn

image

Lời giải 1 :

a) Hịch tướng sĩ -Trần Quốc Tuấn

b)Qua câu nói này, tác giả Trần Quốc Tuấn đã thể hiện được sự lo âu và đau khổ trong tâm tư của mình trước tình cảnh nước mất nhà tan.

c)-Trong đoạn văn này, không thể thay "quên" bằng "không", "chưa" bằng "chẳng" được.

-Bởi vì: "Quên" biểu thị trạng thái diễn ra trong một thời gian nhất định trước và sau thời gian đó trạng thái ấy có thể không có. Còn "không" biểu thị ý phủ định đối với điều nhất định mà không có hàm ý trước đó và về sau có thể có. "Chưa" thể hiện ý phủ định đối với điều mà cho đến một thời điểm nào đó không có, nhưng sau một thời điểm đó có thể có "chẳng" biểu thị ý phủ định đối với điều nhất định và không có hàm ý về sau có thể có.

-Trần Quốc Tuấn bày tỏ chí căm thù giặc Nguyên Mông và khát vọng diệt giặc một cách mạnh mẽ thông qua thủ pháp cường điệu. Nếu viết ‘Ta thường tới bữa không ăn’ thì không thực tế và khó thuyết phục được. Mặt khác, từ ‘chưa’ hàm ý điều bị định không có ấy sẽ có thể có sau một thời điểm nhất định cho nên câu văn của Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện sự căm thù giặc mà còn bộc lộ một niềm tin vào khát vọng được diệt giặc. Từ ‘chẳng’ không thể hiện được điều đó.

d)- Biện pháp liệt kê:
+ (Ta thường) tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
+ (chỉ căm tức chưa) xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù.
+ trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta gói trong da ngựa,
- Tác dụng:
+ Thể hiện nỗi căm giận, phẫn uất quân giặc đến quên ăn, mất ngủ của Trần Quốc Tuấn

+ Mối căm thù, uất hận vô hạn với quân giặc.

+ Sẵn sàng xông pha ra chiến trường, hi sinh tất cả để trả mối quốc thù, quốc hận

Thảo luận

Lời giải 2 :

a)Tác giả:Trần Quốc Tuấn

Tác phẩm:Hịch tướng sĩ

b)Nội dung :Đoạn trích trên cho ta thấy lòng căm thù giặc của tác giả.Tâm trạng đau đớn , xót xa, ..Lòng căm thù giặc sâu sắc , ý chí nồng nàn., quyết chiến, quyết thắng.

c)Theo em, là ko nên thay như vậy vì khi thay nó không có nghĩa.

d)Đoạn trích trên được trích trên tác phẩm 'Hịch tướng sĩ' của tác giả Trần Quốc Tuấn.Đoạn trích trên đã sử dụng thành công phép tu từ liệt kê,so sánh, nói quá.Phép so sánh được thể hiện qua"đau như cắt".Bên cạnh phép tu từ so sánh vẫn còn phép tu từ liệt kê"Quên ăn, nửa dêm vỗ gối, ruột dau như cắt...xả thịt lột da".(tương tự phép so sánh và liệt kê)

-Tác dụng:Cho ta thấy thái độ căm tức của tác giả đối với giặc, tâm trạng:đau đớn , xót xa , uất ức , cắm tức sục sôi , trào dâng , đỉnh điểm,.. ý chí nồng nàn, quyết chiến, quyết thắng.

                  Chúc bạn hok tốt!

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK