Trang chủ Vật Lý Lớp 7 2. Ôn tập về Gương phẳng, gương cầu và sự...

2. Ôn tập về Gương phẳng, gương cầu và sự truyền âm Bài 1: Một người đứng trong một phòng kín, rộng, nói thật to. Người đó nghe được tiếng vang chậm hơn so với

Câu hỏi :

2. Ôn tập về Gương phẳng, gương cầu và sự truyền âm Bài 1: Một người đứng trong một phòng kín, rộng, nói thật to. Người đó nghe được tiếng vang chậm hơn so với âm trực tiếp là 0,1 giây. Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s. Tính khoảng cách từ người đó đến bức tường. Bài 2 : Tính thời gian khi một phát ra sóng siêu âm đến khi nhận siêu âm phản xạ khi đo độ sâu của đáy biển. Biết độ sâu của đáy biển tại đó là 1200 m, vận tốc truyền siêu âm là 1500 m/s. Bài 3. Câu trả lời nào sau đây là đúng khi nói về đường đi của một tia sáng khi đến gương cầu lõm: A. Các tia sáng khi đến gặp gương cầu lõm đều bị phản xạ và tuân theo định luật phản xạ ánh sáng. B. Chùm tia sáng song song đến gương cầu lõm sẽ cho chùm tia phản xạ là một chùm sáng phân kỳ. C. Chùm tia sáng song song đến gương cầu lõm sẽ cho chùm tia phản xạ là chùm sáng hội tụ. D. Khi phản xạ trên gương cầu lõm tia tới và tia phản xạ không bao giờ trùng nhau. A B I SHãy chọn câu trả lời đúng: Câu 1:Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi có kích thước so với vật là: A. Nhỏ hơn vật B. To hơn vật C. Bằng vật D. Vô cùng lớn. Câu 2: Khi chiếu chùm sáng song song đến gương cầu lõm sẽ cho chùm tia phản xạ: A. Song song với nhau; B. Hội tụ tại một điểm; C. Phân kì; D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 3. Nhìn vào gương, nếu thấy ảnh nhỏ hơn vật thì kết luận đó là: A. Gương phẳng. B. Gương cầu lồi. C. Gương cầu lõm. D. Gương phẳng hoặc gương cầu lõm. Câu 4. Khi cho gương tiến lại gần mắt thì : A. Vùng nhìn thấy mở rộng ra. B. Vùng nhìn thấy thu hẹp lại. C. Vùng nhìn thấy không thay đổi. D. Vùng nhìn thấy tùy thuộc vào Câu 5 : Độ cao của âm phụ thuộc vào những yếu tố: A. Biên độ dao động B. Nhiệt độ của vật C. Độ to của vật D. Tần số dao động Câu 6 Vận tốc truyền âm trong chất lỏng: A. Lớn hơn trong chất rắn và trong chất khí; B. Lớn hơn trong chất khí và nhỏ hơn trong chất rắn; C. Nhỏ hơn trong chất khí và nhỏ hơn trong chất rắn; D. Bằng trong chất khí và trong chất rắn. Câu 7 Những vật nào sau đây có phản xạ âm tốt A. Sắt ; B. Vải ; C. Bông ; D. Lụa Câu 8: Đơn vị tần số là : A. Đêxiben(dB) B. Hec(Hz) C. Mét(m) D. Mét trên giây(m/s) Câu 9 Khi truyền đi xa, đại lượng nào thay đổi? A. Độ cao của âm; B. Biên độ dao động; C. Tần số dao động; D. Cả ba đại lượng trên Bài 4:Hãy tính tần số dao động của vật A, vật B và cho biết vật nào dao động với tần số lớn hơn?- Vật A thực hiện được 550 dao động trong thời gian 5 giây. - Trong một phút vật B thực hiện được 4200 dao động Nếu em hát ở trong phòng rộng và trong phòng hẹp thì nơi nào sẽ nghe rõ hơn? Giải thích tại sao? Tính độ sâu của đáy biển tại nơi mà tàu phát ra siêu âm đến khi nhận siêu âm phản xạ là 1.8 giây. biết vận tốc truyền âm trong nước biển là 1500m/s Bài 5: Một tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ từ đáy biển sau đúng 1 giây a. Âm nhận được có là tiếng vang không? Vì sao? b.Tính độ sâu gần đúng của biển biết vận tốc âm trong nước là 1500 m/s Bài 6: Giải thích hiện tượng sét đánh ta nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm? Bài 7: Một người cao 1,6m đứng cách gương 1 khoảng 150 cm. Hỏi ảnh của người đó cách gương bao nhiêu mét? Cách người đó bao nhiêu mét? Nếu người đó bước lại gần gương thêm 0,5 m thì ảnh của người đó cách gương bao nhiêu mét? Bài 8. Hãy chọn từ thích hợp trong khung điền vào các câu sau đây: Cứng, mềm, nhẵn, gồ ghề A.Các vật phản xạ âm kém là các vật………………...và có bề mặt……… B. Các vật phản xạ âm tốt là các vật………………….và có bề mặt………

Lời giải 1 :

Đáp án:

Giải thích các bước giải:

2. Ôn tập về Gương phẳng, gương cầu và sự truyền âm.

Bài 1:

Vì âm thanh đã đi 2 lần quãng đường từ người đó đến bức tường nên:

Khoảng cách từ người đó đến bức tường là:

`S=v.t=340.\frac{0,1}{2}=17(m)`

Bài 2:

Vì sóng siêu âm phải đi 2 lần quãng đường từ nguồn âm đến đáy biển nên:

Thời gian để sóng siêu âm đó phát ra đến khi nhận siêu âm phản xạ là:

`t=\frac{S}{v}=\frac{1200.2}{1500}=1,6(s)`

Bài 3: Đáp án C.

Hãy chọn câu trả lời đúng:

Câu 1: Đáp án A.

Câu 2: Đáp án B.

Câu 3: Đáp án B.

Câu 4: Đáp án A.

Câu 5: Đáp án D.

Câu 6: Đáp án B.

Câu 7: Đáp án A.

Câu 8: Đáp án B.

Câu 9: Đáp án B.

Bài 4:

a, Tần số giao động của vật A là:

`\frac{550}{5}=110(Hz)`

1 phút = 60 giây

Tần số giao động của vật B là:

`\frac{4200}{60}=70(Hz)`

b, Nếu em hát ở trong phòng rộng và trong phòng hẹp thì ở phòng hẹp sẽ nghe rõ hơn. Vì tường là bề mặt phản xạ sẽ ở gần nguồn âm hơn, dẫn đến tai ta nghe âm trực tiếp và âm phản xạ gần như cùng một lúc nên sẽ nghe rõ hơn, dễ nghe hơn. Còn ở phòng rộng, nhiều khả năng là ta có thể nghe được tiếng vang dẫn đến âm thanh sẽ khó nghe hơn.

c, Vì siêu âm đi 2 lần quãng đường từ tàu đến đáy biển nên:

Độ sâu của đáy biển là:

`S=v.t=1500.\frac{1,8}{2}=1350(m)`

Bài 5:

a, Âm nhận là tiếng vang vì nó cách âm trực tiếp nhiều hơn `\frac{1}{15}` giây.

b, Vì siêu âm đi 2 lần quãng đường từ tàu đến đáy biển nên:

Độ sâu của đáy biển là:

`S=v.t=1500.\frac{1}{2}=750(m)`

Bài 6:

Vì vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc âm thanh nên ánh sáng của tia chớp sẽ truyền đến mắt ta trước khi âm thanh của tia chớp truyền đến tai ta.

Bài 7:

-Trong gương phẳng: khoảng cách từ ảnh đến gương sẽ bằng khoảng cách từ vật đến gương nên ảnh của người đó sẽ cách gương là 150 cm.

-Khoảng cách từ ảnh đến người đó là:

`S=150.2=300(cm)`

-Người đó không thể bước lại gần gương 0,5 mét hay 500 cm được vì hiện tại người đó đang đứng cách gương 150 cm mà 150 < 500.

Bài 8:

A. Các vật phản xạ âm kém là các vật mềm và có bề mặt gồ ghề.

B. Các vật phản xạ âm tốt là các vật cứng và có bề mặt nhẵn.

`\text{-Cho mình xin câu trả lời hay nhất nha!}`

`\text{I'm proud of being a member of the team Active Activity !}`

Thảo luận

Lời giải 2 :

Bài 1 trog hình

Bài 2

Độ sâu của biển là:

`(1500.4)/2=3000` (m)

Bài 3 hình như là sai đề đáng lẽ phải ko đúng chứ

nếu đề như vậy thì đáp án là `B`

Câu 1: `C`

Câu 2: `A`

Câu 3: `B`

Câu 4: C

Câu 5: .....

Câu 6: `B`
Câu 7: `A`

Câu 8: `B`

Câu 9: ....

Bài 6: Sức nóng đột ngột này tạo ra một chấn động mạnh trong không khí xung quanh và truyền tới tai chúng ta và cái mà chúng ta gọi là sấm chính là sự lan truyền chấn động này. Vậy tại sao chúng ta lại nhìn thấy sét trước khi nghe thấy sấm? Đơn giản là do vận tốc của âm thanh nhỏ hơn rất nhiều so với vận tốc ánh sáng.

Bài `7`:

ảnh người đó cao `1.6`m gương(tính chất của ảnh tạo bởi phẳng)

ảnh của người đó cách gương `0.15`m (tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng)

Bài `8`: 

a) Các vật phản xạ âm tốt là các vật cứng và có bề mặt nhẵn.

b) Các vật phản xạ âm kém là các vật mềm và có bề mặt gồ ghề.

 

image

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK