Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Hãy viết bài văn thuyết minh về truyện kiều của...

Hãy viết bài văn thuyết minh về truyện kiều của nguyễn du trình bày sáng tạo THANG ĐIỂM 20/20 Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự

Câu hỏi :

Hãy viết bài văn thuyết minh về truyện kiều của nguyễn du trình bày sáng tạo

image

Lời giải 1 :

Tác giả Nguyễn Du được sinh trưởng trong một gia đình nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cuộc đời của ông gắn liền với những biến cố lịch sử đầy biến động ở cuối thế kỷ 18, dầu thế kỷ 19. Ông là người có tình yêu thương nhân ái, có vốn sống phong phú, trải nghiệm và thấu hiểu nỗi khổ đau của con người. Sự nghiệp sáng tác của ông gồm các sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm, trong đó tác phẩm chữ Nôm xuất sắc nhất chính là Đoạn trường Tân Thanh, hay còn gọi là Truyện Kiều. Truyện Kiều chính là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất trong thể loại truyện Nôm của nền văn học trung đại Việt Nam. Dù dựa trên cốt truyện của tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân bên Trung Quốc, nhưng sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn. Chính điều này đã làm nên giá trị lâu bền của tác phẩm trong nền văn học VN mọi thời đại.

Truyện gồm ba phần: Gặp gỡ đính ước, Gia biến lưu lạc và Đoàn tụ. Truyện kể về câu chuyện của Thúy Kiều, một người con gái xinh đẹp tài giỏi nhưng số phận lận đận, khổ sở, trải qua 15 lưu lạc và khổ sở thì mới được về bên gia đình. Nhan đề "Đoạn trường Tân Thanh" được Nguyễn Du đặt có nghĩa là "Tiếng kêu mới cho những đau thương đứt ruột". Khác với nhan đề được đặt theo tên nhân vật của "Kim Vân Kiều truyện", thì nhan đề do Nguyễn Du đặt hé lộ những giá trị nội dung sâu sắc mới mà bản gốc không có. Về nội dung, truyện Kiều vừa thể hiện được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Bức tranh hiện thực được tác giả phơi bày một xã hội bất công, đè nén và hãm hại con người, thế lực độc ác tước mất quyền được sống, quyền được hạnh phúc của những con người nhỏ bé. Đồng thời, truyện cũng bày tỏ sự thương cảm đối với số phận của những con người bé nhỏ và ca ngợi khát vọng được sống, được hạnh phúc của họ. Về nghệ thuật, truyện được đánh giá cao là đạt đến đỉnh cao của văn học dân gian về mọi thành tựu ngôn ngữ và thể loại. Với truyện Kiều, tác giả Nguyễn Du đã đưa câu chuyện tự sự của bản gốc trở thành phiên bản đỉnh cao của thể loại thơ dân tộc: thể thơ lục bát. Đồng thời, những nghệ thuật độc đáo được tác giả Nguyễn Du sử dụng không có ở bản gốc đó là: tả cảnh ngụ tình, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng hình thức lý tưởng hóa (ví dụ người anh hùng Từ Hải) hoặc phê phán, bóc trần bọn độc ác (Tú Bà, Mã GIÁM Sinh,...). Rõ ràng là nhờ bút pháp của Nguyễn Du thì truyện Kiều mới trở thành được tác phẩm xuất sắc như vậy. So với bản gốc, Nguyễn Du đã thêm thắt, thay đổi  những chi tiết để thể hiện được chiều sâu của tư tưởng. Ví dụ như trong bản gốc thì Thúy Kiều trừng phạt Hoạn Thư rất dã man, thì trong bản của Nguyễn Du, Thúy Kiều đã độ lượng tha cho Hoạn Thư. 

Tóm lại, truyện Kiều của Nguyễn Du đã trở thành kiệt tác và chinh phục được trái tim của người đọc biết bao thế hệ. Sức sống lâu bền của truyện Kiều trong nền văn học nước nhà là mãi mãi và là niềm tự hào của dân tộc VN.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Truyện Kiều" là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyện thơ nôm theo thể thơ lục bát gồm 3254 câu. "Truyện Kiều" dựa vào cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc), bằng tài năng của mình, Nguyễn Du đã sáng tạo nên "Truyện Kiều" của người Việt. "Truyện Kiều" lấy bối cảnh năm Gia Tĩnh triều Minh (Trung Quốc) để phản ánh xã hội phong kiến Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIX. Truyện kể về mười lăm năm lưu lạc đầy đau khổ, tủi nhục của người con gái tài hoa tuyệt sắc Thúy Kiều do bị các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến bất công đầy đọa. Nguyễn Du đã lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và một số chi tiết dung tục trong tác phẩm của Thanh Tâm tài nhân, thay đổi thứ tự kể và sáng tạo thêm một số chi tiết mới để tạo ra một thế giới nhân vật sống động như thật, biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể, chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật làm cho các nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn và tác phẩm trở thành một bách khoa toàn thư của muôn vàn tâm trạng.

Giá trị của truyện Kiều được thể hiện trên hai phương diện chủ yếu là giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Giá trị nội dung được thể hiện qua giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Giá trị hiện thực của tác phẩm là bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến bất công của những thế lực đen tối, sức mạnh ma quái của đồng tiền đã chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ. "Truyện Kiều" tố cáo các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, từ bọn sai nha, quan xử kiện cho đến "họ Hoạn danh gia", "quan Tổng đốc trọng thần" rồi là bọn ma cô, chủ chứa,... đều ích kỷ, tham lam, tàn nhẫn, coi nhẹ sinh mạng và phẩm giá con người. "Truyện Kiều" còn cho thấy sức mạnh ma quái của đồng tiền đã làm cho tha hóa con người. Đồng tiền làm đảo điên "Dẫu lòng đổi trắng thay đen khó gì", đồng tiền giẫm lên lương tâm con người và xóa mờ công lý "Có ba trăm lạng việc này mới xuôi".

Giá trị nhân đạo của "Truyện Kiều" thể hiện ở chỗ tác phẩm là tiếng nói thương cảm cho số phận bi kịch của người phụ nữ đồng thời trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp, tài năng, ước mơ, khát vọng chân chính của con người. "Truyện Kiều" là tiếng nói thương cảm, là tiếng khóc đau đớn trước số phận bi kịch của con người. Thúy Kiều là nhân vật mà Nguyễn Duy yêu quý nhất. Khóc Thúy Kiều, Nguyễn Du khóc cho những nỗi đau đớn của con người: tình yêu tan vỡ, cốt nhục lìa tan, nhân phẩm bị chà đạp, thân xác bị đọa đày. Tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng là tình yêu tự do, trong sáng, chung thủy đã phá vỡ những quy tắc thánh hiền về sự cách biệt nam nữ. Qua hình tượng Từ Hải, Nguyễn Du gửi gắm ước mơ anh hùng "đội trời đạp đất", làm chủ cuộc đời, trả ân báo oán, thực hiện công lí, khinh bỉ những "phường giá áo túi cơm".

"Truyện Kiều" còn là một tác phẩm mang giá trị nghệ thuật đặc sắc. "Truyện Kiều" là "tập đại thành" của nền văn học trung đại, kết tinh những thành tựu nghệ thuật, văn hóa dân tộc cả về ngôn ngữ và thể loại. Ngôn ngữ dân tộc đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Ngôn ngữ "Truyện Kiều" rất trong sáng. Trong tác phẩm có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân, cả hai đều được sử dụng có chọn lọc, hợp lý, đúng chỗ đúng lúc. Ngôn ngữ dành cho nhân vật được cá thể hóa cao độ, lời nhân vật nào phù hợp với nhân vật ấy làm rõ tính cách nhân vật. Ngôn ngữ dân tộc được nâng lên thành ngôn ngữ nghệ thuật, đủ sức diễn tả những biến thái tinh vi của cảnh sắc thiên nhiên và những biểu hiện tinh tế trong tâm hồn con người. Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc được sử dụng hết sức điêu luyện và vận dụng ý nghĩa một cách tối đa, đủ sức diễn tả nhiều sắc thái cuộc sống và những biểu hiện tinh tế trong đời sống tâm hồn con người. Nguyễn Du đã thành công trong việc xây dựng được một tiểu tiểu thuyết bằng thơ lục bát. Cả một thiên tiểu thuyết không một câu nào gượng ép. Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc. Nghệ thuật miêu tả nhân vật đến mức độ điêu luyện. Với nhân vật chính diện, tác giả dùng bút pháp ước lệ tượng trưng là chủ yếu, lấy vẻ đẹp thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp con người. Còn với nhân vật phản diện, tác giả chủ yếu tả thực, đi sâu và khắc họa vẻ xảo trá, ranh mãnh của chúng. Có thể nói với mỗi nhân vật dù là phản diện hay chính diện, Nguyễn Du thường tìm được nét thần thái của nhân vật để miêu tả dù chỉ đôi dòng hay vài chữ mà lột tả được cả bản chất của nhân vật. Nghệ thuật kể chuyện trong "Truyện Kiều" cũng là một thành công đáng kể. Tác phẩm là mẫu mực của nghệ thuật kể chuyện và trữ tình bằng thơ lục bát với bút pháp trần thuật và miêu tả nhân vật độc đáo. Bút pháp miêu tả tinh tế nhất là bút pháp tả cảnh ngụ tình, mượn cảnh để đi sâu khai thác nội tâm nhân vật..

"Truyện Kiều" đã được lưu truyền phổ biến rộng rãi ở trong và ngoài nước có một sức lôi cuốn với mọi tầng lớp người đọc. Tác phẩm đã trở thành cuốn sách gối đầu giường của mỗi người dân Việt Nam. Chẳng thế mà khi nhận xét về Nguyễn Du và "Truyện Kiều", Mộng Liên Đường đã nói: "Ông là người có con mắt trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ tới nghìn đời. Ông viết "Truyện Kiều" như có máu rỏ đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua giấy,...". "Truyện Kiều" của Nguyễn Du sẽ sống mãi với dân tộc và trở thành linh hồn dân tộc Việt Nam.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK