Hòn đá và chim ưng Trên đỉnh ngọn núi cao ngất trời, chim ưng làm tổ. Nó thường đứng cạnh một hòn đá, nhìn những dải mây xa và nhìn xuống biển xanh ngời tít tắp dưới sâu. Trò chuyện với chim ưng chỉ có tiếng gió hú qua các khe đá và sóng biển trầm trầm vọng đến. Bỗng một hôm, hòn đá cất tiếng: - Hỡi chim ưng, ta cao không kém gì ngươi, nhưng ta đứng trên cao mãi cũng chán. Ta muốn cùng ngươi thi bay xuống dưới sâu kia xem ai tới trước. Chim ưng kinh ngạc hỏi: - Đá không có cánh, làm sao bay được? - Được chứ! Ta chỉ nhờ ngươi đẩy mạnh cho ta lao xuống rồi tự ta biết cách bay tiếp để thi tài với ngươi. Chim ưng lưỡng lự. Hòn đá khích: - Chẳng lẽ dòng giống ngươi thượng võ là thế mà lại từ chối giúp người khác sao? Sau một lúc phân vân, chim ưng áp sát thân mình rắn chắc vào hòn đá, ra sức đẩy về phía trước. Hòn đá từ từ chuyển động, lăn cộc cộc vài bước khô khốc, nó reo lên: - A, ta sắp bay rồi! Nào ngươi hãy cất cánh cùng ta! Vút một cái, hòn đá nhào xuống như luồng đạn bắn, xé gió rít lên kiêu hãnh. Chim ưng bay vút, nhưng không sao theo kịp hòn đá. Bị loá mắt vì biển phản chiếu ánh mặt trời, chim ưng dang cánh vọt ngang, vừa bay vừa la lớn: - Cất cánh bay lên! Cất cánh bay lên! Biển! Biển! Hòn đá như không nghe thấy, không nhìn thấy, cứ vun vút nhào tới. Một tiếng “ùm” dữ dội, nước biển toé lên. Thế là hết! Chiều hôm ấy, bay về tổ trên núi cao, thấy vắng bóng hòn đá bạn bè, chim ưng ân hận mãi. Còn hòn đá, nằm sâu dưới đáy biển lạnh và tối mịt, thoạt đầu nó rất tự đắc là đã thắng chim ưng, nhưng sau đó nó hoảng sợ, muốn trở về ngọn núi mẹ yêu quý mà không thể được.
Theo Vũ Tú Nam
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
1) Chim ưng và hòn đá ở:
A. Trên đỉnh ngọn núi cao ngất cạnh bờ biển
B. Trong tổ, phía dưới biển khơi
C.Trên ngọn núi có những dải mây bay phía dưới
D. Trong tổ, trên một ngọn cây cao ngất
2) Trò chuyện với chim ưng có:
A. Gió và sóng
B. Hòn đá, sóng biển
C. Mây, sóng
D. Mây, đá
3) Hòn đá đề nghị chim ưng điều:
A. Đẩy nó để nó lăn xuống biển
B. Cùng nó bay xuống biển xanh
C. Bay thi xuống biển với nó
D. Cùng bay lên những đám mây
4) Hòn đá phải khích chim ưng vì:
A. Chim ưng là biểu tượng của dòng giống thượng võ
B. Chim ưng xem thường, không thèm nói chuyện với hòn đá
C. Chim ưng nói hòn đá không có cánh nên không thể bay được
D. Chim ưng đang mải nói chuyện với sóng biển nên không để ý
5) Tâm trạng của hòn đá và chim ưng sau cuộc “thi bay” xuống biển:
A. Hòn đá sung sướng vì thắng cuộc, chim ưng buồn rầu vì thua cuộc
B. Hòn đá sung sướng vì nó biết bay, chim ưng vui vì đã giúp bạn
C. Hòn đá vui vì được sống trong ngôi nhà mới, chim ưng buồn vì mất bạn
D. Cả hai đều buồn, chim ưng mất một người bạn, hòn đá phải nằm nơi tối tăm
6) Qua câu chuyện, tác giả muốn khuyên chúng ta điều:
A. Phải biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè
B. Không nên làm điều gì mà mình không có khả năng
C. Không nên nhờ vả người khác những điều mình không làm được
D. Phải biết trò chuyện hỏi thăm bạn bè
7) Chủ ngữ trong câu “Hỡi chim ưng, ta cao không kém gì ngươi, nhưng ta đứng trên cao mãi cũng chán” là bộ phận:
A. Hỡi chim ưng, ta
B. Chim ưng, ta
C. Ta, ta
D. Ta cao không kém gì ngươi
8) Trạng ngữ trong câu “Sau một lúc phân vân, chim ưng áp sát thân mình rắn chắc vào hòn đá, ra sức đẩy về phía trước.” là bộ phận:
A. Sau một lúc phân vân
B. Sau một lúc phân vân, phía trước
C. Sau một lúc phân vân, hòn đá
D. Sau một lúc phân vân, hòn đá, phía trước
Các dấu hai chấm và dấu gạch ngang trong câu chuyện trên có tác dụng:
A. Báo hiệu phần liệt kê, mở đầu lời nói của nhân vật
B. Báo hiệu phần giải thích, mở đầu lời nói của nhân vật
C. Báo hiệu lời mở đầu của nhân vật trong đoạn đối thoại
9) Câu “Vút một cái, hòn đá nhào xuống như luồng đạn bắn, xé gió rít lên kiêu hãnh.” có những hình ảnh so sánh và nhân hoá là:
A. So sánh: hòn đá như luồng đạn; nhân hoá: hòn đá kiêu hãnh
B. So sánh: hòn đá như luồng đạn bắn; nhân hoá: xé gió rít lên kiêu hãnh
C. So sánh: hòn đá như luồng đạn bắn. Nhân hoá: Hòn đá nhào, xé gió rít lên kiêu hãnh.
10) Hai câu “Trên đỉnh ngọn núi cao ngất trời, chim ưng làm tổ. Nó thường đứng cạnh một hòn đá, nhìn những dải mây xa và nhìn xuống biển xanh ngời tít tắp dưới sâu.” liên kết với nhau bằng cách: A. Lặp từ ngữ (nhìn)
C. Thay thế từ ngữ (nó thay cho chim ưng)
B. Thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ, dùng từ nối (nó, nhìn, và)
Sai nói để mik sửa nha
1 - A 2 - A 3 - C
4 - A 5 - D 6 - C
7 - B 8 - A 9 - B
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK