Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Bài 3. Chỉ ra, cảm thụ và phân tích hiệu...

Bài 3. Chỉ ra, cảm thụ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ so sánh, ẩn dụ trong những ví dụ sau: a. Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con ch

Câu hỏi :

Bài 3. Chỉ ra, cảm thụ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ so sánh, ẩn dụ trong những ví dụ sau: a. Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng… (Lượm – Tố Hữu) b. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (Ca dao) c. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. (Tục ngữ)

Lời giải 1 :

@Meo_

a. Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng …

(Lượm – Tố Hữu)

* Phép so sánh: Như con chim chích 

→ Trong khổ thơ trên, tác giả Tố Hữu đã sử dụng phép so sánh nhằm làm cho câu thơ giàu hình ảnh hơn. Miêu tả về hình ảnh Lượm vui tươi, hồn nhiên giống con chim chích trên đường vàng. Hình ảnh tạo nên sự sinh động, hấp dẫn cho khổ thơ.

___________________________________________

b. Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

(Ca dao)

* Phép so sánh: in đậm

→ Trong hai câu ca dao trên đã có sử dụng thành công phép so sánh để làm câu ca dao ý nghĩa hơn. Nêu lên giá trị, công lao to lớn của cha, mẹ. To lớn, rộng rãi còn hơn cả núi và biển. Làm cho câu ca dao hấp dẫn, giàu hình ảnh hơn.

_________________________________________________

c. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

(Tục ngữ)

* Phép ẩn dụ: ăn quả - kẻ trồng cây

→ Ở câu ca dao trên, đã có tồn tại phép ẩn dụ nhắc đến lòng biết ơn. Ăn quả thể hiện cho người được hưởng thụ những thanh quả do người khác làm ra. Kẻ trồng cây là người đã có công tạo ra những thành quả ấy. Nó đề cao giá trị, nhắc nhở con người ta. Sử dụng hình ảnh gần gũi để người đọc dễ cảm nhận, hình dung hơn.

Thảo luận

-- mơn
-- Vâng

Lời giải 2 :

@HỌC TỐT

a, 

- Biện pháp tu từ so sánh: Như con chim chích.

- Biện pháp tu từ ẩn dụ: đường vàng.

Cảm thụ phân tích hiệu quả nghệ thuật

Bài làm

Đoạn thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ. Trước hết, tác giả đã ví "chú bé liên lạc Lượm" với "con chim chích" thông qua từ ngữ so sánh "như". Nhà thơ Tố Hữu ví von như vậy bởi tuy là chú bé liên lạc nhưng Lượm vẫn hồn nhiên, vui tươi, tràn đầy sức sống như chú chim bé nhỏ nhảy nhót. Không chỉ vậy, Tố Hữu còn sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ là "đường vàng". "Đường vàng" trong bài thơ không chỉ đơn thuần là một con đường vàng với lúa chín bạt ngàn mà chính là con đường cách mạng, con đường của lòng yêu nước". Con đường đấy chính là con đường dành lại chủ quyền, độc lập của dân tộc. Việc tác giả sử dụng từ "đường vàng" đã góp phần thể hiện chính lòng yêu nước vô cùng sâu sắc Lượm và cả chính ông. Tất cả các biện pháp tu từ kết hợp lại đã giúp bài thơ cách diễn đạt một cách uyển chuyển hơn, nhịp nhàng hơn, sinh động và hấp dẫn hơn. Không chỉ vậy, nó còn nhấn mạnh, khẳng định sự hồn nhiên, ngây thơ của chú bé liên lạc tuy nhỏ mà vô cùng dũng cảm, gan dạ. Nhấn mạnh tinh thần yêu nước sâu sắc của Lượm trên con đường cách mạng. Ngoài ra các biện pháp tu từ còn giúp tăng nhạc điệu, nhạc tính cho bài thơ. Cuối cùng, nó thể hiện tài quan sát, trí tưởng tượng phong phú, sự ngưỡng mộ trân trọng đối với Lượm, tình yêu nước vô cùng quý giá của nhà thơ Tố Hữu qua cách ông sử dụng ngôn từ dưới ngòi bút tinh tế.

b, 

- Biện pháp tu từ so sánh

Cảm thụ phân tích hiệu quả nghệ thuật

Bài làm 

Câu ca dao đã sử dụng nghệ thuật đối xứng cùng lối so sánh ví von đặc sắc về "công cha", "nghĩa mẹ" với "núi Thái Sơn" và "nước trong nguồn. Núi Thái Sơn là một ngọn núi vô cùng cao, vô cùng đồ sộ và kì vĩ nhất ở Trung Quốc. Còn "nước trong nguồn" chính là dòng nước mênh mông, thuần khiết, dạt dạo và đặc biệt là không bao giờ cạn. Đây là các hình ảnh thiên nhiên mang tầm vóc kì vĩ, lớn lao và vĩnh hằng. Hai câu ca dao "Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" đã giúp ta hiểu "công cha" vô cùng to lớn, tựa như núi Thái Sơn và "nghĩa mẹ" thật mênh mông, dạt dào như "nước trong nguồn". Thậm chí "công cha", "nghĩa mẹ" còn cao cả hơn những hình ảnh thiên nhiên ấy. Biện pháp tu từ so sánh đã giúp bài thơ cách diễn đạt một cách uyển chuyển hơn, nhịp nhàng hơn, sinh động và hấp dẫn hơn. Nhấn mạnh công cha, nghĩa mẹ là vô cùng lớn lao. Ngoài ra các biện pháp tu từ còn giúp tăng nhạc điệu, nhạc tính cho bài thơ. Đồng thời, câu ca dao còn giúp cho "công cha", "nghĩa mẹ" là một thứ gì đó rất trừu tượng và vô hình bỗng trở nên thật cụ thể, gần gũi với mỗi người con chúng ta.

c, 

- Biện pháp tu từ ẩn dụ.

Cảm thụ phân tích hiệu quả nghệ thuật

Bài làm

Ở câu tục ngữ này, ông cha ta đã mượn các hình ảnh quen thuộc “ăn quả” và “trồng cây” để làm hình ảnh ẩn dụ cho lời nhắn nhủ của mình. Trước hết, nghĩa đen nó là khi ăn những trái ngon quả ngọt, ta phải nhớ tới người trồng cây, chăm sóc cây đến ngày hái ra quả. Nghĩa bóng “ăn quả” nghĩa là thừa hưởng những thành quả vật chất hay tinh thần của người đã làm ra nó; còn “kẻ trồng cây” là lớp người người đi trước đã tạo ra những thành quả vật chất tinh thần cho chúng ta hưởng thụ; được hưởng thành quả đó, ta phải nhớ tới công ơn người xây dựng, làm ra thành quả ấy. Biện pháp tu từ so sánh đã giúp bài thơ cách diễn đạt một cách uyển chuyển hơn, nhịp nhàng hơn, sinh động và hấp dẫn hơn. Nhấn mạnh thông điệp người xưa, ông cha ta đã khuyên nhủ: “Sống phải có lòng biết ơn, trân trọng quá khứ và nâng niu bao nghĩa tình mà cuộc đời mang lại”. Ngoài ra các biện pháp tu từ còn giúp tăng nhạc điệu, nhạc tính cho bài thơ. Đồng thời, nó còn giúp ta rèn luyện và phát huy tinh thần biết ơn con người trong ta. 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK