Đáp án:
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản bài: Bàn về đọc sách
của tác giả Chu Quang Tiềm
Câu 2: Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là: Nghị luận
Nội dung chính của đoạn văn: nói về tầm quan trọng của việc đọc sách , đọc ít mà hiểu nhiều để tích lũy kiến thức sâu xa.
Câu 3: Giải thích câu: “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”
-Với 1 cuốn sách hay và nhiều ý nghĩa , bài học sâu sắc thì chúng ta đọc nhiều lần để tìm hiểu , phân tích được cái hay của cuốn sách , khi đã hiểu được rồi thì chúng ta nhận thấy đc quyển sách này thật bổ ích hay nhiều ý nghĩ cho cuộc sống của chúng ta thì ta đọc mãi ko chán .
Câu 4: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật so sánh và nêu tác dụng.
-đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về
-Tác dụng: Diễn tả một cách hình ảnh và sinh động hệ quả của việc đọc nhiều mà không nghĩ sâu thì dù sách có hay, có bổ ích thì cũng chẳng thu nhận được điều gì giá trị . Từ đó người đọc nhận thức được không nên đọc qua loa.
@ngonhu16122008 #hoidap247
I. ĐỌC – HIỂU
Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
.....Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém…
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai?
⇒ Đoạn văn trích trong văn bản "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm
Câu 2: Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là gì? Xác định nội dung chính của đoạn văn?
+ PTBĐ chủ yếu : nghị luận
+ Nội dung chính : Bàn về cách đọc sách sao cho phù hợp và đúng đắn
Câu 3: Giải thích câu: “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”
⇒ Sách dù có cũ như thế nào đi chăng nữa thì nó vẫn là một quyển sách tốt, dù bạn có đọc đi đọc lại thì cũng chẳng bao giờ là nhàm chán bởi lẽ mỗi lần bạn đọc là mỗi lần bạn chiêm nghiệm về nó qua những việc mình đã làm, qua những việc đã xảy ra....
Câu 4: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật so sánh và nêu tác dụng.
⇒ Biện pháp tu từ : so sánh " Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý."
→ Tác dụng : phê phán những kẻ chỉ tỏ vẻ thích đóc sách, chỉ biết thể hiện ở bên ngoài mà trong thâm tâm lại còn chẳng biết đọc sách để làm gì.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK