Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Giúp với ạ. 60đ câu hỏi 3999781 - hoctapsgk.com

Giúp với ạ. 60đ câu hỏi 3999781 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Giúp với ạ. 60đ

image

Lời giải 1 :

Câu 1:

Đoạn thơ trên trích trong vb "Nhớ rừng" của tác giả Thế Lữ

- Thế lữ (1907-1989), ông tên đầy đủ là Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh và là nhà thơ tiêu biểu nhất trong phong trào Thơ mới, với hồn thơ dạt dào, lãng mạn

- Nhớ rừng là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của ông, góp phần mở đường cho sự thắng lợi của phong trào thơ mới 

Câu 2:

- Từ "gậm" thuộc từ loại là động từ

        "khối căm hờn" là danh từ

- "gậm" là gặm nhấm một thứ gì đó trong miệng

  "khối căm hờn" là sự căm hờn đã dần dần tích lũy thành một khối

- tác dụng: tác giả đã sử dụng "gậm" và " căm hờn" để biểu đạt nỗi đau và tâm trạng của con hổ, qua đó hình ảnh con hổ được biểu hiện vô cùng rõ ràng 

Câu 3:

- nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng đau đớn của con hổ khi rơi vào cảnh bị giam hãm, nó cũng đồng nghĩa  như nhân dân ta lúc bấy giờ đang bị giặc đô hộ

Câu 4: 

 Khổ thơ đầu tiên của bài thơ Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ đã diễn tả được tình cảnh nhục nhằn, giam hãm của chúa sơn lâm trong vườn bách thú. Ở khổ thơ đầu của bài thơ, hình ảnh  con hổ "gặm một khối căm hờn" đã được hiện lên rõ ràng, làm người đọc thấy được nỗi căm hờn của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt đã dồn lại thành hình, thành khối. Từ "gậm" thể hiện nỗi uất ức khi bị sa cơ, bị kìm hãm trong không gian chật hẹp, không cách nào giải thoát của con hổ, nên nó đành phải gặm nhấm chính cảm xúc của mình. Cụm từ "ta nằm dài" cùng với từ "khinh" cho ta thấy sự rõ chán ghét, thất vọng, chán chường của chứa sơn lâm trước thực tại tù túng. Con hổ trước đây đường đường là một vị chúa tể sơn lâm cao ngạo, một tiếng gầm gừ cũng phải kiếp sợ, vậy mà giờ đây nó là" một thứ đồ chơi", một thứ để mua vui cho ' lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ" chịu cảnh chung cùng bọn tầm thường, dở hơi. Tình cảnh ấy khiến cho chúa sơn lâm thấy xót xa vô cùng. Nhà thơ đã miêu tả lại tâm trạng của con hổ với dụ ý nghệ thuật diễn tả tâm trạng tuyệt vọng, qua đó cũng thể hiện rõ sự chán ghét của nhân dân mất nước lúc đang bị giặc đô hộ. Nhân dân ta lúc đó cũng đang rơi vào sự đô hộ của thực dân Pháp, họ bị mất tự do, mất đi văn hóa và nhiều thứ khác nữa.

Câu gạch chân: câu trần thuật

-> tác dụng: để trình bày vấn đề 

@Cinderella

Thảo luận

-- Bài này mình lấy ở trong sách cô mình cho ghi buổi chiều nkaaa, có gì thắc mắc thì hỏi ạ!

Lời giải 2 :

💦$\text{#vutienthanh272009}$💦

Câu 1 : Đoạn văn trên được trích trong văn bản " Nhớ rừng "

Tác giả là Thế Lữ.

Sáng tác 1934 , in trong tập Mấy vần thơ

Câu 2 

Gậm là bị kìm hãm phải gậm nhấm Khối căm hờn là nỗi phẫn bị nén lại thành hình khối . Thế hiện rõ nét căm uất 

Câu 3

- Lựa chọn trật tự từ trong câu đem lại rất nhiều hiệu quả diễn đạt cảm súc riêng , thích hợp với những yêu cầu giao tiếp , bộc lộ

– Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm.

- Nổi bật hình ảnh , nội dung , cốt truyện , sự vật , hiện tượng , quang cảnh

– Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.

– Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.

- Hài hòa về những nội dung lời nói

Câu 4

Đã phác họa đầy chân thật đầy tâm tư và tình cảm của chú hổ khi bị giam cầm .Bộc lộ nét căm ghét.thấy được tâm trạng uất hận căm thù tạo thành khối  của chúa sơn lầm bộc lộ rõ nét nhất ở đoạn đầu tiên . .  Ôi ! Thấy nhớ cảnh sơn lầm núi rừng ấy biết bao.

-Sử dụng  câu cảm thán:Ôi ! Thấy nhớ cảnh sơn lầm núi rừng ấy biết bao.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK