Kim Lân là một trong những nhà văn hướng ngòi bút của mình về với cội nguồn cuộc sống nông thôn thuần hậu nguyên thủy. Đến với “Vợ nhặt”, ta bắt gặp tình cảm nhân đạo xót xa trên từng trang viết của văn nhân. Đó là khung cảnh của nạn đói bao trùm, là tình huống nhặt vợ éo le, thương cảm. Đó còn là hình ảnh nồi cháo cám hiện hữu ngay giữa tác phẩm – nơi những con người khốn khổ ấy vẫn mong mỏi một cái gì tươi sáng “lóe” lên ngay trong cuộc sống tăm tối của họ. “Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại… Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc.” Đoạn trích vừa là áng văn xúc cảm về tình người đầm ấm, vừa là điểm sáng trong cách khai thác chiều sâu hiện thực và giá trị nhân đạo của nhà văn Kim Lân.
“Vợ nhặt” là tác phẩm xuất sắc của nhà văn Kim Lân, trích trong tập “Xóm ngụ cư”. Bối cảnh toàn bộ thi phẩm diễn tả hiện thực đời sống người nông dân Việt Nam những năm 1945. Tuy nhiên, chỉ đến khi hòa bình lập lại, năm 1954, “Vợ nhặt” mới chính thức được ra mắt bạn đọc, trở thành “đứa con đẻ” tinh thần của Kim Lân. Khi đọc “Vợ nhặt”, người đọc sẽ chẳng thể nào quên không khí vương vẩn của cái đói, cái nghèo trong bữa ăn đầu tiên đón nàng dâu mới. Đoạn trích thuộc phần giữa tác phẩm cũng như là một trong những đoạn văn viết về người nông dân thành công nhất của Kim Lân.
M.Gorki đã từng nói: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Nếu chi tiết chiếc lá cuối cùng trong tác phẩm của O.Henri được coi là yếu tố “kiến tạo” nên tương hiệu của nhà văn, nếu Nam Cao để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc với chi tiết bát cháo hành thì nhà văn Kim Lân lại khéo léo xây dựng, thể hiện chân thực chi tiết nồi cháo cám – hình ảnh “gieo” vào lòng người đọc biết bao thương nhớ, ám ảnh tột cùng của cái nghèo, cái đói bủa vây. Lời văn của Kim Lân dẫn ta vào bữa ăn đón nằng dâu mới với bao chân thực: “Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo”. Hai chữ “thảm hại” như đã nói lên tất cả: sự nghèo đói, thiếu thốn, sự cơ cực và bần cùng hóa! Trong bữa cơm ấy, ấn tượng day dứt trong tôi về hình ảnh “cái mẹt rách” hiện lên thật đau đớn, xót xa. Ấy là hình ảnh nồi cháo cám được đặt ở giữa cái mẹt rách, ăn kèm là món rau chuối thái rối cùng một đĩa muối. Niêu cháo “lõng bõng”, khi ấy mỗi người “được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn”. Miêu tả chân thực cảnh bữa cơm ngày đói, dường như Kim Lân đã thổi vào trong trang văn luồng gió nặng trĩu xúc cảm xót thowng thật mạnh mẽ. Theo truyền thống văn hóa của người Việt Nam, bữa cơm đầu tiên gia đình đón nàng dâu mới thường có sự xuất hiện của những món ăn dân tộc truyền thống, thêm vào đó là sự chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng. Thế nhưng, điều mà nhà văn muốn nói ở đây không phải mâm cao cỗ đầy hay giá trị vật chất thịnh soạn, nhân văn muốn nhấn mạnh vẻ đẹp quý giá của tình người dẫu trong cơ cực, thiếu thốn. Niêu cháo tuy ít ỏi và không đủ no nhưng đó là thức quà, là bữa cơm duy trì sự sống cho mỗi thành viên trong gia đình. Và vào miệng những miếng cháo “lõng bõng” ấy, điều còn lại chính là giá trị của tình thương, của hạnh phúc gia đình đầm ấm. Để không khí gia đình thêm phần vui vẻ, bà cụ Tứ đã đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười: “Chè khoán đây, ngon đáo để cơ”. Bát chè khoán tuy bình dị, dân giã và thiếu thốn với những miếng cháo nghẹn ứ cả cổ họng, thế nhưng mọi thành viên trong gia đình vẫn đón nhận món ăn ấy bằng sự vui vẻ, phấn khởi. Khi miêu tả hình ảnh bát chè khoán, Kim Lân còn khai thác bên cạnh đó chi tiết “đám mây đen” và “đàn quạ bay vù lên”. Điều đó thể hiện một hiện thực còn khốn cùng hơn cả hiện thực. Ánh đen của bóng tối, của màn đêm đang chìm vào không khí nơi đây, màu đen của cái đói, màu đen của sự ngột ngạt chìm trong chết chóc. Như vậy, Kim Lân đã thành công khi miêu tả cảnh bữa cơm ngày đói đón nàng dâu mới, đoạn văn còn bao trùm cả hiện thực nghèo đói, xác xơ trên từng nét chữ.
Xin hay nhất
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK