Trang chủ Hóa Học Lớp 8 Hộ mình với. ~~ Không bỏ câu nào nha. :vv...

Hộ mình với. ~~ Không bỏ câu nào nha. :vv Câu 1: Đốt cháy hết 9g kim loại Mg trong không khí thu khối lượng 15g hợp chất`magie oxit .Biết rằng magie cháy là xả

Câu hỏi :

Hộ mình với. ~~ Không bỏ câu nào nha. :vv Câu 1: Đốt cháy hết 9g kim loại Mg trong không khí thu khối lượng 15g hợp chất`magie oxit .Biết rằng magie cháy là xảy ra phản ứng khí oxi (O2)trong không khí. Tính số g khối lượng khí oxi phản ứng: A. 3g B. 4g C. 5 g D . 6g Câu 2: Nung 2,45 gam Kaliclorat. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thể tích khí oxi thu được (ở đktc) là bao nhiêu? A 0,448 lít B 0,672 lít C 0,336 lít D 0,56 lít Câu 3: Oxi hóa 2,24 gam sắt bằng 0,448 lít khí oxi (ở đktc) thu được oxit sắt từ Fe3O4. Khối lượng oxit sắt từ thu được là: A 4,64 gam B 11,6 gam C 23,2 gam D 2,32 gam Bài 3: Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử M liên kết với 1 nguyên tử Oxi và cho biết hợp chất này nặng hơn phân tử Hiđro 116 lần. Hãy cho biết: a) Phân tử khối của hợp chất? b) Nguyên tử khối của M? Tên và kí hiệu của nguyên tố M? Bài 4: Em hãy tìm khối lượng của: a) 1 mol nguyên tử Cl và 1 mol phân tử Cl2 b) 1 mol nguyên tử Cu và 1 mol phân tử CuO c) 1 mol nguyên tử C, 1 mol phân tử CO, 1 mol phân tử CO2 d) 1 mol phân tử NaCl, 1 mol phân tử C12H22O11 (đường)

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Câu 1 :

$2Mg +O_2 \xrightarrow{t^o} 2MgO$

Bảo toàn khối lượng ,ta có :

$m_{Mg} + m_{O_2} = m_{MgO}$

$⇒ m_{O_2} = 15 - 9 = 6(gam)$

→ Đáp án D

Câu 2 :

Ta có :

$n_{KClO_3} = \dfrac{2,45}{122,5} = 0,02(mol)$

$2KClO_3 \xrightarrow{t^o} 2KCl + 3O_2$
Theo PTHH :

$n_{O_2} = \dfrac{3}{2}n_{KClO_3} = \dfrac{3}{2}.0,02 = 0,03(mol)$
$⇒ V_{O_2} = 0,03.22,4 = 0,672(lít)$

→ Đáp án B

Câu 3 :

$n_{Fe} = \dfrac{2,24}{56} = 0,04(mol)$
$n_{O_2} = \dfrac{0,448}{22,4} = 0,02(mol)$

$3Fe + 2O_2 \xrightarrow{t^o} Fe_3O_4$
Ta có : $\dfrac{2}{3}n_{Fe} = \dfrac{2}{3}.0,04 = 0,0267>n_{O_2} = 0,02$ nên $Fe$ dư

Theo PTHH : $n_{Fe_3O_4}= \dfrac{1}{2}n_{O_2} =0,01(mol)$
$⇒ m_{Fe_3O_4} = 0,01.232= 2,32(gam)$

→ Đấp án D

Câu 3 :

$a/$

$M_{hợp\ chất} = M_{H_2}.116 = 116.2 = 232$

Vì hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử M liên kết với 1 nguyên tử Oxi

nên gọi CTHH của hợp chất là $M_2O$

Ta có :

$M_{M_2O} = 2M + 16 = 232(đvC)$

$⇒ M = 108(Ag)$

Vậy kim loại M là $Bạc$ . Kí hiệu : $Ag$

Bài 4 :

$a/$

$m_{Cl} = 1.35,5 = 35,5(gam)$
$m_{Cl_2} = 1.35,5.2 = 71(gam)$
$b/$

$m_{Cu} = 1.64 = 64(gam)$
$m_{CuO} = 1.(64+16) = 80(gam)$

$c/$

$m_C =1.12 = 12(gam)$
$m_{CO} = 1.(12+16) = 28(gam)$
$m_{CO_2} = 1.(12+16.2) = 44(gam)$
$d/$

$m_{NaCl} = 1.(23+35,5) = 58,5(gam)$
$m_{C_{12}H_{22}O_{11}} = 1.(12.12 + 22 + 16.11) = 342(gam)$

Thảo luận

-- Chong em ne moi nguoiii :3
-- Mạnh số hưởng. ~~
-- Anh Mạnh còn đang âm thầm ghét chị .-. 😢
-- :| Chị cứ nghĩ lung tung. :<< Làm gì có ai ghét. :"<
-- Ơ nhỡ đâu có gì sao :<

Lời giải 2 :

Đáp án:

 1. D

2. B

3. D

Giải thích các bước giải:

 Câu 1.

BTKL: \(m_{Mg}+m_{O_2}=m_{\text{MgO}}\)

\(⇒ m_{O_2}=15-9=6\ \text{gam}\)

\(⇒\)Chọn D

Câu 2.

\(n_{KClO_3}=\dfrac{2,45}{122,5}=0,02\ \text{mol}\)

PTHH: \(2KClO_3\xrightarrow[MnO_2]{t^\circ} 2KCl+3O_2\)

Theo PTHH: \(n_{O_2}=\dfrac 32\cdot n_{KClO_3}=\dfrac 32\cdot 0,02=0,03\ \text{mol}\)

\(⇒V_{O_2\ \text{đktc}}=0,03\cdot 22,4=0,672\ \text{lít}\)

\(⇒\)Chọn B

Câu 3.

\(n_{O_2}=\dfrac{0,448}{22,4}=0,02\ \text{mol}\)

\(n_{Fe}=\dfrac{2,24}{56}=0,04\ \text{mol}\)

PTHH: \(3Fe+2O_2\xrightarrow{t^\circ} Fe_3O_4\)

Vì \(\dfrac{0,04}3>\dfrac{0,02}2⇒\)Sau phản ứng oxi hết

Theo PTHH: \(n_{Fe_3O_4}=\dfrac 12\cdot n_{O_2}=\dfrac 12\cdot 0,02=0,01\ \text{mol}\)

\(⇒m_{Fe_3O_4}=232\cdot 0,01=2,32\ \text{gam}\)

\(⇒\)Chọn D

Câu 4. 

Hợp chất cần tìm có dạng: \(M_2O\)

Theo đề ra, ta có: \(d_{M_2O/H_2}=116⇒M_{M_2O}=116\cdot 2=232\ \text{g/mol}\)

\(⇒2M+16=232⇔M=108\ \text{g/mol}\)

\(⇒\)M là Bạc (Ag)
Vậy PTK của hợp chất là 232 (g/mol); NTK của M = 108; M là Bạc

Kí hiệu: Ag

Câu 5.

a. \(m_{Cl}=1\cdot 35,5=35,5 \ \text{gam}\)

\(m_{Cl_2}=1\cdot (35,5\cdot 2)=71\ \text{gam}\)

b. \(m_{Cu}=1\cdot 64=64\ \text{gam}\)

\(m_{CuO}=1\cdot \left(64+16\right)=80\ \text{gam}\)

c. \(m_C=1\cdot 12=12\ \text{gam}\)

\(m_{CO}=1\cdot \left(12+16\right)=28\ \text{gam}\)

\(m_{CO_2}=1\cdot \left(12+16\cdot 2\right)=44\ \text{gam}\)

d. \(m_{NaCl}=1\cdot \left(23+35,5\right)=58,5\ \text{gam}\)

\(m_{C_{12}H_{22}O_{11}}=1\cdot \left(12\cdot 12+22\cdot 1+11\cdot 16\right)=342 \ \text{gam}\)

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK