Đoạn văn trích trong "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" đã được Bác gửi gắm lá thư, một lời nhắn nhủ thấm thía vè lẽ sống ở đời, đó là tinh thần yêu nước. Hình ảnh so sánh tình yêu nước cũng giống như những thứ quý cho thấy ý nghĩa, giá trị của tình cảm, truyền thống đạo lý tốt đẹp này. Để cụ thể hơn về sự quý giá, tác giả đã cụ thể hóa qua cách diễn đạt: Có khi được trưng bày, có khi được cất giấu. Khi được trưng bày, ai cũng nhìn thấy. Khi được cất giấu thì kín đáo. Như vậy tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có. Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước; mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, phát huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiến thắng lợi. Bên cạnh giá trị, ý nghĩa của lòng yêu nước, đoạn văn còn gửi gắm lá thư tới bạn đọc về ý thức trách nhiệm bảo vệ những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, ra sức lan tỏa, tuyên truyền, bằng lòng yêu nước cống hiến cho sự nghiệp chung của dân tộc.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK