1. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lối sống có trách nhiệm trong xã hội.
Ví dụ: Từ xưa đến nay, con người vẫn được xem là tế bào cấu thành nên một xã hội. Vai trò của con người trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước vô cùng quan trọng. Ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng. Đó là yếu tố thiết yếu giúp chúng ta vừa có trách nhiệm với bản thân vừa có trách nhiệm với xã hội. Bởi vậy sống có trách nhiệm chính là
2. Thân bài
a. Giải thích khái niệm sống có trách nhiệm
- Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ, bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân...; dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân.
+ Sống có trách nhiệm là biết hành xử đúng đắn, biết phân biệt phải trái, biết đối nhân xử thế, giữ lời hứa, dám làm dám chịu hậu quả.
+ Tích cực và tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động làm những việc cần làm, không né tránh hay thờ ơ hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
+ Ý thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trên mọi cương vị, vị trí công việc.
b. Vì sao cần phải sống có trách nhiệm?
- Sống có trách nhiệm là một chuẩn mực để đánh giá nhân cách, sự trưởng thành của một người.
- Là một nét sống đẹp, là phẩm chất cần có của những người trẻ hiện đại.
- Là hành động khẳng định giá trị bản thân, dấu hiệu cơ bản, quan trọng của việc hòa nhập với cộng đồng, giúp cho cuộc sống chung trở nên tốt đẹp hơn.
c. Biểu hiện của sống có trách nhiệm
- Đối với học sinh:
+ Chăm lo học tập tốt, hoàn thành bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp
+ Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường
+ Có tinh thần yêu nước...
+ Sống hòa nhập với bạn bè cộng đồng
+ Có mục đích học tập định hướng tương lai nghề nghiệp rõ ràng.
- Đối với công chức:
+ Thực hiện đúng nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao cho
+ Hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho
+ Không vì mục đích tư lợi cá nhân mà làm cho người khác bị thiệt thòi, ảnh hưởng.
- Đối với công dân:
+ Thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật
+ Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và mọi người xung quanh.
+ Biết chia sẻ và yêu thươngTích cực tham gia các hoạt động tập thể
+ Biết giữ gìn sức khỏe, biết cách học tập, đổi mới và tích cực phấn đấu.
+ Có trách nhiệm với bố mẹ, với anh chị em, với những lời nói mà mình nói ra hằng ngày đối với họ.
+ Khi làm việc gì đó sai lầm, không nên chối cãi, cố tình lảng tránh mà nên có trách nhiệm sửa chữa lỗi lầm.
+ Biết ý thức bảo vệ môi trường, ngăn chặn những hành vi xấu xa...
d. Ý nghĩa, vai trò của sống có trách nhiệm
- Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ được giao
- Giúp chúng ta ngày càng tốt đẹp, hoàn thiện bản thân mình hơn.
- Được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và giúp đỡ
- Có được lòng tin của mọi người
- Thành công trong công việc và cuộc sống
- Đảm bảo quyền hạn, lợi ích của mình và người khác góp phần phát triển và giữ gìn đất nước.
e. Bàn luận mở rộng
- Phê phán, lên án những kẻ sống vô kỷ luật, thiếu trách nhiệm đối với bản thân và xã hội.
g. Bài học nhận thức và hành động
- Sống có trách nhiệm là một lối sống đúng đắn cần phải được cổ động và thực hiện phổ biến trong cộng đồng.
- Mỗi con người cần phải sống có trách nhiệm để góp sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
- Hãy sống có trách nhiệm với cuộc đời mình vì chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi bạn mong muốn.
3. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề: Trong thời đại ngày nay, lối sống có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và đất nước rất cần thiết, trở thành động lực để phát triển đất nước và xây dựng văn hóa xã hội lành mạnh, tiến bộ.
- Liên hệ bản thân: Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm.
1. Mở bài:
Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận
- Mỗi con người đến với thế giới này đều có một vai trò, sứ mệnh cho bản thân và cộng đồng xã hội, tạo nên cuộc sống đa sắc màu. Sứ mệnh đó không hề lớn lao, mang tầm vĩ đại mà chính là tinh thần trách nhiệm của chúng ta với cuộc sống bản thân, với nhân loại. Nó chính là đức tính đáng quý, cần có, thuộc phạm vi đạo đức của cọn người.
2. Thân bài:
- Thế nào là tinh thần, trách nhiệm?
Tinh thấn trách nhiệm chính là nghĩa vụ, bổn phận của mỗi người trong suy nghĩ, hành động đối với bản thân, gia đình và xã hội. Là trách nhiệm mà bạn phải hoàn thành công việc khi được người khác giao cho. Người có tính thần trách nhiệm sẽ luôn sẵn sàng dố chết sức lực và nhiệt huyết để hoàn thành công việc, dù có khó khăn đến mấy nhưng vẫn cô gắng để hoàn thành. Kể cả khi phạm lỗi, họ cũng dám đứng ra sửa sai và nhận lỗi.
- Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm
+ Đối với học sinh: Khi đang ngồi trên ghế nhà trường, khoác trên mình những bộ đồng phục học sinh, trách nhiệm của chúng ta là phải cố gắng học tập, chăm chỉ, siềng năng; thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà trường, có tinh thần yêu nước, giúp đỡ bạn bè,…
+ Tinh thần, trách nhiệm với bản thân: là người tốt, sống thực thà, dũng cảm, biết đấu tranh chống lại cái xấu, bảo vệ những thành quả, công lao của các thể hệ đi trước, phát huy truyền thống, kinh nghiệm quý báu mà ông cha để lại. Tinh thần ham học hỏi, cầu tiến, biết nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc sai lầm. Tập cho mình lòng bao dung, sự vị tha, giúp đỡ người khi gặp hoạn nạn.
+ Đối với gia đình: Nghe lời ông bà, cha mẹ, hiếu thảo. Biết giúp đỡ, có trách nhiệm chăm sóc, đỡ đần mọi người trong gia đình bất kể lúc khỏe mạnh hay ốm đau, bệnh tật,…
+ Là một công dân đối với đất nước: thực hiện tốt quy định của nhà nước, Pháp luật, không nghe theo sự xúi giục của kẻ xấu để phản động, làm tổn hại đến tài sản quốc gia, có ý thức bảo vệ đất nước, văn hóa dân tộc.
- Ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống
+ Con người có tính thần trách nhiêm sẽ biết sống theo lẽ phải, trở thành người mẫu mực, được mọi người xung quanh quý mến.
+ Sống có trách nhiệm nhắc nhở chúng ta biết lo lắng, không lơ là với nhiệm vụ được giao phó.
+ Giúp bạn gặt hái được thành công trong công việc và cuộc sống.
3. Kết bài:
- Khái quát vấn đề
- Liên hệ bản thân.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK