Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Xưa có một nhà hiếm hoi đẻ được một đứa...

Xưa có một nhà hiếm hoi đẻ được một đứa con thì lại là một con cóc. Một hôm, hai vợ chồng phàn nàn với nhau rằng: “Bây giờ lúa đương chín, người ta dứt bừa cả

Câu hỏi :

Xưa có một nhà hiếm hoi đẻ được một đứa con thì lại là một con cóc. Một hôm, hai vợ chồng phàn nàn với nhau rằng: “Bây giờ lúa đương chín, người ta dứt bừa cả ra, chả có ai trông nom đỡ cho, sinh được một mụn con thì lại là cóc, còn trông nom gì nữa! Cóc nghe nói, thưa rằng: “Cha mẹ để con đi trông lúa cho”. […] Cha mẹ bằng lòng cho cóc đi. Có một anh học trò nghèo ngày ngày thường đi học qua lối ấy. Cóc ở trong ruộng trông thấy, có ý phải lòng anh ta, nên lần nào cũng trêu ghẹo, gọi: ‘‘Anh đồ ơi! Anh đồ!”. Anh ta ngoảnh lại không thấy người, lại đi. Lần thứ hai, nghe tiếng gọi, anh ta ngoảnh lại, nhưng vẫn không thấy người. Lần thứ ba, nghe tiếng gọi, anh ta xuống ruộng thì thấy một con cóc nhảy ra nói rằng: - Tôi thấy chàng là một học trò chăm chỉ, tôi muốn cùng chàng kết duyên, chẳng hay chàng có bằng lòng không? - Tôi đưa cóc về nhà thì làm được việc gì? - Tôi tuy là cóc, nhưng biết đường tề gia nội trợ. Chàng cứ lấy tôi, mọi việc chàng sẽ được vừa ý. Ra về, anh học trò phân vân, ngẫm nghĩ: có lẽ là duyên số. Cóc mà biết nói như người, ta lấy về để nàng giúp đỡ mẹ già chằng tốt sao? Anh liền nói với mẹ, đến nhà cóc, xin lấy cóc về làm vợ. […] Các bạn học thấy anh học trò lấy vợ cóc thì đều chê cười, khinh bỉ. Một hôm, sắp đến ngày giỗ bố thầy đồ, bọn học trò đến bẩm với thầy đồ rằng: “Nay mai sắp đến ngày giỗ cụ, chúng con muốn mỗi người có một mâm cỗ đến cúng cụ, nhân thể nhờ thầy chấm cho xem cỗ ai làm khéo”. Thầy đồ bằng lòng. Tất cả bọn đều hí hửng, chắc mẩm anh lấy vợ cóc phen này sẽ phải xấu hổ với bạn bè Anh học trò có vợ cóc lấy làm lo, về đến nhà anh vứt sách nằm sõng soài mà thở dài. Cóc hỏi nguyên do, rồi nói: “Chàng cứ yên tâm đi học, lúc nào chúng ta bưng cỗ đến nhà thầy, chằng sẽ có cỗ ngon, cỗ khéo cho chàng đem thi”. Các mâm cỗ bưng đến, mâm nào thấy cũng chê, đến mâm của anh học trò có vợ cóc thì thầy khen lấy khen để. Mâm ấy được thầy chấm cho giải nhất. […] Cách mấy hôm sau, bọn học trò lại xin với thầy cho thi may quần áo, hễ ai may mà thầy mặc vừa vặn thì được giải. Anh học trò có vợ cóc lại một phen lo lắng. Về đến nhà, anh lại than thở với vợ. Cóc nghe xong chuyện, nói với anh rằng: “Chàng cứ yên tâm đi học, lúc nào người mang quần áo đến nhà thầy, chàng về nhà sẽ có áo đẹp, áo vừa cho chàng mang thi”. Quần áo của học trò đều được thầy mặc thử, nhưng cái thì dài, cái thì ngắn, cái thì rộng, cái thì hẹp. Đến lượt thầy mặc thử quần áo của anh học trò có vợ cóc thì sao mà vừa vặn, thoải mái đến thế. Anh học trò có vợ cóc lại được giải. Bọn học trò tức quá, họ bàn với nhau: “Vợ nó là cóc, vợ nó tài, nhưng nhất định không đẹp. Lần này, đến hôm mồng một Tết, ta xin với thầy tất cả học trò phải đi với vợ đến mừng tuổi thầy và thi xem vợ ai đẹp nhất. Vợ chúng ta xấu đẹp cũng là người, lẽ nào lại không hơn vợ hắn”. Anh học trò có vợ cóc về nhà lại phàn nàn với cóc. Chàng nói rằng Tết năm nay chàng xin khất không đến mừng tuổi thầy, vì chàng biết vợ mình dẫu sao cũng chỉ là cóc. Cũng như mọi lần, cóc khuyên chồng yên tâm học tập, mọi việc cóc sẽ lo liệu. Đến ngày Tết, học trò đều dắt vợ đến chúc Tết thầy, cóc giục chồng đi trước, rồi cóc nhảy theo sau. Anh học trò lấy vợ cóc thấy thế chán quá, dừng lại nói: “Thôi đi về thôi!”. Cóc vẫn cứ giục: “Cứ đi đi, rồi sẽ hay”. Đến gần cổng nhà thầy, Cóc nhảy vào một bụi cây, trút bỏ lốt cóc, hiện nguyên hình là một người con gái rất xinh đẹp. Anh chồng vội lấy lốt cóc xé đi rồi dẫn vợ vào nhà thầy. Tất cả mọi người ngạc nhiên, thấy vợ chồng cóc rất đẹp đôi và lần nữa nữa, chị cóc lại được chấm giải nhất. Bấy giờ bọn học trò mới chịu thua, bầu anh học trò có vợ cóc làm trưởng tràng. Câu 1. Truyện “Lấy vợ cóc” thuộc thể loại truyện dân gian: A. truyện cổ tích B. truyện truyền thuyết C. truyện ngụ ngôn D. truyện cười Câu 2. Truyện “Lấy vợ cóc” được kể theo ngôi A. thứ nhất B. ngôi thứ ba C. ngôi thứ hai D. ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 3. Truyện “Lấy vợ cóc” kể về A. Người vợ cóc xinh đẹp B. Cuộc hôn nhân hạnh phúc của hai vợ chồng C. Số phận của người vợ cóc, từ chỗ xấu xí, bất hạnh đến chỗ xinh đẹp, hạnh phúc. D. Những lần thử thách của bạn anh học trò nghèo Câu 4. Ý nghĩa truyện “Lấy vợ cóc” là gì? A. Truyện đề cao những giá trị đạo đức tốt đẹp và bênh vực những con người không may bị khiếm khuyết hình hài trong xã hội. B. Ca ngợi trí thông minh của người vợ cóc. C. Đề cao trí thông minh của người vợ cóc. D. Đề cao sự khéo léo của người vợ cóc. Câu 5. Truyện “Lấy vợ cóc” được kể vào thời gian nào? A. Xưa B. Vào thời Hùng Vương thứ 6 C. Vào thời Hùng Vương thứ 18 D. Cách đây lâu lắm rồi Câu 6. Dòng nào nêu đúng nhất nghĩa của từ “nguyên hình”? A. Là thân hình bên ngoài B. Là hình thù vốn có, bộ mặt thật C. Là vẻ bề ngoài D. Là vẻ đẹp bên trong

Lời giải 1 :

Câu 1. Truyện “Lấy vợ cóc” thuộc thể loại truyện dân gian:

A. truyện cổ tích                           B. truyện truyền thuyết

C. truyện ngụ ngôn                      D. truyện cười

—> Vì truyện không ngụ ý nói về bất kỳ nội dung gì thì không thuộc ngụ ngôn. Truyện không nói đến sự kiện lịch sử gì nên câu chuyện không là truyền thuyết. Truyện trên không mang tính chất hài hước, cốt truyện không làm cười cho mọi người được nên không là truyện cười được. Còn lại là truyện cổ tích đúng nhất.

Câu 2. Truyện “Lấy vợ cóc” được kể theo ngôi: 

A. thứ nhất                           B. ngôi thứ ba

C. ngôi thứ hai                     D. ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

—> Vì truyện xưng tên nhân vật nên trùng khớp với đặc điểm của ngôi kể thứ ba.

Câu 3. Truyện “Lấy vợ cóc” kể về: 

A. Người vợ cóc xinh đẹp

B. Cuộc hôn nhân hạnh phúc của hai vợ chồng

C. Số phận của người vợ cóc, từ chỗ xấu xí, bất hạnh đến chỗ xinh đẹp, hạnh phúc.

D. Những lần thử thách của bạn anh học trò nghèo

—> Đó là cốt truyện của tác phẩm "Lấy vợ cóc". Nói đến cuộc sống của người vợ cóc bất hạnh của truyện.

Câu 4. Ý nghĩa truyện “Lấy vợ cóc” là gì?

A. Truyện đề cao những giá trị đạo đức tốt đẹp và bênh vực những con người không may bị khiếm khuyết hình hài trong xã hội.

B. Ca ngợi trí thông minh của người vợ cóc.

C. Đề cao trí thông minh của người vợ cóc.

D. Đề cao sự khéo léo của người vợ cóc.

—> Đáp án đó là cốt truyện của câu chuyện.

Câu 5. Truyện “Lấy vợ cóc” được kể vào thời gian nào?

A. Xưa                                               B. Vào thời Hùng Vương thứ 6

C. Vào thời Hùng Vương thứ 18    D. Cách đây lâu lắm rồi.

—> vì câu : Xưa có một nhà hiếm hoi đẻ được một đứa con thì lại là một con cóc.

Câu 6. Dòng nào nêu đúng nhất nghĩa của từ “nguyên hình”?

A. Là thân hình bên ngoài

B. Là hình thù vốn có, bộ mặt thật

C. Là vẻ bề ngoài

D. Là vẻ đẹp bên trong

—> câu b đầy đủ nhất và đúng nhất.

Thảo luận

-- Cảm ơn bạn tus nhiều lắm nha.

Lời giải 2 :

mk giải thích rất cặn kẽ rồi nha

image

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK