Câu 1:
* Hoàn cảnh bùng nổ phong trào Cần Vương:
- Sau 2 hiệp ước Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884) đã chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến Việt Nam độc lập. Tuy vậy, phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết vẫn nuôi hy vọng giành lại chủ quyền khi có điều kiện. Hành động này khiến Pháp hết sức lo sợ nên chúng quyết định tấn công nhằm tiêu diệt phái chủ chiến. Rạng sáng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá nhưng thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở ( Quảng Trị )
$\Longrightarrow$ Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết thay vua Hàm Nghi ra chiếu ''Cần Vương''
* Diễn biến của phong trào Cần Vương:
- Chia thành 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: từ 1885-1888. Ở giai đoạn này phong trào lan rộng ra khắp cả nước nhưng sôi nổi nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì với sự chỉ huy của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Tháng 12-1886, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện. Tháng 11-1888, quân Pháp bắt được vua Hàm Nghi và đày sang An-giê-ri (Châu Phi)
+ Giai đoạn 2: từ 1888-1896. Mặc dù vua Hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào vẫn diễn ra sôi nổi và dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn. Nghĩa quân lợi dụng địa hình hiểm trở để xây dựng căn cứ kháng chiến. Các cuộc khởi nghĩa vẫn mang tính lẻ tẻ, rời rạc nên vào năm 1896, phong trào tan rã
Câu 2:
* Diễn biến khởi nghĩa Yên Thế:
- Chia làm 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: từ 1884-1892. Ở Yên Thế có nhiều nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất, người có uy tín nhất là Đề Nắm. Năm 1892, Đề Nắm bị sát hại, Đề Thám trở thành vị chỉ huy tối cao của phong trào.
+ Giai đoạn 2; từ 1893-1897. Là thời kì hòa hoãn với Pháp, điều kiện là nghĩa quân phải thả tên điền chủ người Pháp là Séc-nay đổi lại Pháp rút khỏi Yên Thế. Nhưng sau đó Pháp bội ước, Đề Thám chủ động xin giảng hòa lần 2 (tháng 12-1897)
+ Giai đoạn 3: từ 1898-1908. Tranh thủ thời gian hòa hoãn, nghĩa quân tập trung luyện tập quân sự để sẵn sàng chiến đấu
+ Giai đoạn cuối: từ 1909-1913. Phát hiện thấy có sự dính lứu của Đề Thám trong việc đầu độc binh lính ở Hà Nội, Pháp mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế. Trải qua nhiều trận càn của địch, nghĩa quân bị hao mòn. Ngày 10-2-1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã
@khanhle1
1 * Phong trào cần vương bùng nổ vì:
Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi ra khỏi Hoàng thành, rồi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).
Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. Chiếu Cần Vương nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, thành một phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài trong hơn 10 năm mới chấm dứt.
=> Cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương là nguyên nhân làm bùng nổ phong trào Cần Vương.
* Diễn biến của phong trào cần vương:
Phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. Chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. Tháng 11-1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quân Pháp bắt vua Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri (châu Phi). Phong trào Cần Vương vẫn được duy trì.
+ Giai đoạn 2 (1888 - 1896),phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.
2 * Trình bày diễn biến khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913):
+ Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
+ Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
+ Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
+ Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã
* So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa khởi nghĩa Yên Thế với phong trào Cần Vương:
+ Sự giống nhau:
- Phong trào yêu nước, tiến hành khởi nghĩa vũ trang. Hai phong trào này có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
- Đều thất bại
+ Sự khác nhau:
- Khởi nghĩa Yên Thế:
+ Nhằm chống lại chính sách bình định của Pháp, muốn xây dựng cuộc sống bình đẳng và bảo vệ bản thân.
+ Diễn ra từ năm 1884 – 1913, kéo dài tận 30 năm, trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
+ Lãnh đạo: nông dân.
+ Diễn ra trên một địa phương nhỏ hẹp phía tây bắc tỉnh Bắc Giang.
+ Lực lượng tham gia: nông dân.
+ Phương thức đấu tranh: cũng là khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến.
+ Tính chất: phong trào nông dân mang tính tự phát.
- Phong trào Cần Vương:
+ Chống Pháp để giành lại độc lập đồng thời khôi phục lại chế độ phong kiến.
+ Được diễn ra từ năm 1885 – 1896, kéo dài trong 10 năm ở thời kì Pháp bình định Việt Nam.
+ Lãnh đạo: các sĩ phu văn thân yêu nước.
+ Diễn ra Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
+ Lực lượng tham gia: gồm nhiều tầng lớp, trong đó có thể kể đến văn thân, sĩ phu, nông dân.
+ Phương thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang.
+ Tính chất: Phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK