Câu 1:
* Kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tình miền Đông Nam Kì:
- 1859, khi Pháp đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân càng sôi nổi
- $\textit{10-12-1861}$, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng (Hi vọng) của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông
$\Longrightarrow$ Làm địch thất điên bát đảo
* Kháng chiến lan rộng ra 3 tỉnh miền Tây Nam Kì
- Sau khi kí hiệp ước Nhâm Tuất ($\textit{5-6-1862}$), triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Bắc Kì và Nam Kì
- Để lấy lại những gì đã mất, triều đình cử 1 phái bộ sang Pháp thương lượng nhưng không được
- Từ 20 đến $\textit{24-6-1867}$, lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, quân Pháp chiếm được các tỉnh miền Tây mà không tốn một viên đạn nào
$\Longrightarrow$ Nhân dân 6 tỉnh Nam Kì nêu cao tinh thần quyết tâm chống Pháp. Họ nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi
Câu 2:
# Ảnh
Câu 3:
* Diễn biến trận Cầu GIấy lần 1 năm 1873:
- Khi thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta đã khép chặt vòng vây
- Ngày 21-12-1873, quân Pháp phải phá vòng vây đánh ra Cầu Giấy
- Chớp thời cơ quân đội của Hoàng Tá Viêm và quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích
- Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính của Pháp bị giết tại trận
* Diễn biến trận Cầu GIấy lần 2 năm 1883:
- Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản đem quân chốt giữ Sơn Tây, Bắc Ninh, hình thành hai gọng kìm áp sát Hà Nội
- Nhân dân không bán lương thực cho Pháp. Nhiều đội nghĩa dũng thành lập ở các tỉnh, tự động rào làng, đắp cản chống giặc. Vòng vây của quân dân ta xung quanh Hà Nội ngày càng siết chặt đã buộc Rivie phải đưa quân từ Nam Định về ứng cứu
- Ngày 19-5-1883, một toán quân Pháp do Rivie chỉ huy tiến ra ngoài Hà Nội theo đường đi Sơn Tây nhưng đến Cầu Giấy bị đội quân thiện chiến của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc đổ ra đánh. Hàng chục tên giặc bị tiêu diệt, trong đó có cả tướng giặc Rivie
* Nhận xét tinh thần kháng chiến chống giặc của nhân dân:
- Nhân dân ta có tinh thần yêu nước nồng nàn. Vì vậy, khi giặc xâm lược đến thì nhân dân ta luôn một lòng đứng lên chiến đấu để bảo vệ đất nước
=> Đã đẩy lùi được nhiều đợt tấn công của giặc
Câu 3:
* Diễn biến của khởi nghĩa Hương Khê: chia thành 2 giai đoạn:
- Từ năm 1885 – 1888: giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân.
- Từ năm 1888 – 1896: giai đoạn chiến đấu quyết liệt.
+ Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.
+ Để đối phó Pháp tập trung binh lực và xây dựng một hệ thống đồn, bốt nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào căn cứ chính Ngàn Trươi.
+ Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.
+ Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh (28-12-1895), cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã
* Khởi nghĩa Hương Khê là phong trào tiêu biểu nhất vì:
+ Có quy mô, địa bàn rộng lớn: gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì
+ Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có 100-500 người.
+ Thời gian tồn tại lâu nhất: 1885-1896
+ Phương thức tác chiến: du kích
=> Phương linh hoạt
+ Vũ khí: nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường
@khanhle1
Câu 1.
Cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân Nam Kì.
-Từ năm 1859-1862 : Nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp như của Trương Định ,Nguyễn Trung Trực đã nổ ra làm bọn thực dân khốn đốn ở Ba tỉnh miền đông Nam kỳ ( Biên Hòa ,Gia Định ,Định Tường )
-Ngày 10/12/1861 , tàu Hi Vọng của Pháp đã bị đốt cháy trên sông Vàm Cỏ bởi nghĩa quân Nguyễn Trung Trực.
-Phong trào khởi nghĩa của Trương Định làm địch khốn đốn bốn bề.
-Đến năm 1862 sau khi hiệp ước Nhâm Tuất được kí kết và sự việc Pháp xâm chiếm các tỉnh miền Tây Nam kì năm 1867 (Vĩnh Long ,An Giang ,Hà Tiên ) làm phong trào kháng chiến càng diễn ra mạnh mẽ hơn với nhiều hình thức phong phú từ kháng chiến đến đấu tranh bằng văn thơ như Nguyễn Đình Chiểu ,Hồ Huân Nghiệp,...
-Nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Kì đã chiến đấu anh dũng ,nhiều trung tâm kháng chiến được lập nên ở Tây Ninh ,Bến Tre ,Sa Đéc , Trà Vinh ,...với các lãnh đạo Trương Quyền ,Trương Tôn ,Phan Liêm,....
Câu 2.Nội dung của bản Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
-3 tỉnh miền Đông Nam kỳ là Gia Định ,Định Tường ,Biên Hòa thuộc quyền cai quản của Pháp
- Các cửa biển là Đà Nẵng ,Ba Lạt và Quảng Yên được mở cho Pháp vào buôn bán.
-Cho người Pháp và Tây Ban Nha được tự do truyền đạo Gia Tô.
-Bồi thường cho Pháp 280 vạn lạng bạc chiến phí
-Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long nếu triều đình buộc được nhân dân ngừng kháng chiến.
Về cơ bản nội dụng hiệp ước Pa tơ nốt (1884) giống với Hiệp ước Hắc Măng (1883) chỉ thay đổi một chút ranh giới Bắc Kỳ và Trung Kỳ nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng triều đình Nguyễn
Nhận xét : Qua hai bản hiệp ước trên ta đã thấy được sự nhu nhược hèn kém ,sợ chết ,sợ đánh mất quyền lợi nên đã bán nước ,bán quốc gia ta cho thực dân Pháp cho quân giặc và cho đến năm 1884 triều đình Nguyễn chỉ là con rối trong tay thực dân Pháp
Câu 3
-Trận Cầu Giấy lần 1
-Khi quân Pháp đánh ra Cầu Giấy 21/12/1873 đã bị quân của Hoàng Tá Viêm và quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích tiêu diệt nhiều sĩ quan thực dân và binh lính .
-Trận Cầu Giấy lần 2
-Ngày 19/5/1883 ,hơn 500 tên địch kéo ra cầu giấy đã bị quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân cờ đen tập kích tiêu diệt ,Gác -ni-nê là tên sĩ quan chỉ huy bị tiêu diệt.
Nhận xét
-Tinh thần chống giặc của nhân dân ta là vô cùng kiên cường, bất khuất anh dũng ,càng đánh càng hăng với lòng yêu nước nồng nàn yêu độc lập tự do ,nhân dân ta đã phục kích và làm nên nhiều chiến thắng vẻ vang khiến cho bọn thực dân lo sợ ,khốn đốn.
Câu 4
Diễn biến chính cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1895).
-Năm 1885 , Phan Đình Phùng hưởng ứng lời kêu gọi của chiếu Cần Vương của Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi ông đã đứng lên khởi nghĩa ở Nghệ -Tĩnh.
-Từ năm 1885-1888 là thời gian nghĩa quân tổ chức ,huấn luyện cho binh sĩ ,rèn đúc vũ khí ,triển khai khế hoạc tác chiến ở Thanh Hóa ,Nghệ An ,Hà Tĩnh ,Quảng Bình.
-Từ năm 1888-1896 là lúc nghĩa quân chiến đấu ở địa hình vùng núi hiểm trở đẩy lui được nhiều cuộc tấn công của Pháp.
-Tuy nhiên thực dân Pháp cho tổ chức lại binh lực và xây dựng đồn bốt bao vây làm suy yêu nghĩa quân khiến Phan Đình Phùng hi sinh 28/12/1895, sau đó nhanh chóng tan rã.
Vì
-Cuộc kháng chiến đã diễn ra lâu hơn cả trong 11 năm từ năm 1885-1896
-Phong trào diễn ra rất mạnh mẽ trong địa bàn rất rộng lớn ở 4 tỉnh miền trung (Thanh Hóa ,Nghệ An,Hà Tĩnh ,Quảng Bình)
-Xây dựng được đội nghĩa binh huấn luyện bài bàn ,rèn đúc được súng theo kiểu của Pháp và áp dụng triệt để lối đánh du kích tiêu biểu nói chung là tiến bộ nhất trong các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương.
@Luonyeuhoidap247
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK