BÀI LÀM
Có người từng cho rằng " Truyện ngắn sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đã phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân, đồng thời lên án thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến." Liệu điều đó có đúng không ?
Như mọi người biết , ngay từ mở đầu truyện tác giả đã tạo ra một tình huống bất ngờ khiến người đọc tò mò . Đó là tình huống đê sắp vỡ , rất nguy hiểm và khiến người đọc cũng sẽ khiến người đọc hồi hộp . Người dân bên ngoài thì nhốn nháo , mỗi người đều chung tay , luống cuống đắp đê . Tạo nên một tình thế nguy hiểm , nhốn nháo , lo lắng . Qua hình ảnh so sánh " nhân dân " lướt thướt như " chuột lột " khiến ta đau xót về sự mệt nhọc , đói lả của nhân dân . Như vậy , đúng là truyện đã phản ánh chân thực lên cuộc sống khổ cực của nhân dân . Trong khi ngoài kia đang nhốn nháo làm việc thì xin hỏi quan phụ mẫu nơi nào ? Xin thưa là quan đang thong dong , vui sướng và nhàn nã đánh bài trong đình . Nghe qua là biết đây là tên quan vô học và sa vào tệ nạn xã hội là bài bạc . Họ đang ung dung thưởng thức những món cao sang mà quên đi nhiệm vụ dìu dắt , chăm sóc nhân dân . Đây đúng là tên quan " lòng lang dạ thú " và vô trách nhiệm , ăn chơi sa đọa . Đau thương và đáng ghét nhất là hình ảnh đê vỡ . Lúc đó , nước lũ đã nhấn chìm mọi làng mạc , nhấn chìm cả con người . Tình cảnh thật bi thương , đau lòng biết bao ! Cũng chính lúc đó tên quan phụ mẫu đã bộc lộ rõ tính xấu xa của mình . Hắn bỏ ngoài tai tin đê vỡ , hắn còn đỗ trách nhiệm lên đầu người dân đáng thương và tiếđ tục ván bài to của mình . Chao ôi ! Hình ảnh đó thật đáng khinh biết bao . Đây đúng là một xã hội phong kiến thối nát , vô trách nhiệm.
Như vậy quan điểm " Truyện ngắn sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đã phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân, đồng thời lên án thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến." là vô cùng đúng đắn.
* NOTCOPY
HỌC TỐT !
Trong xã hội phong kiến xưa, người dân Việt Nam phải chịu nhiều cảnh áp lực của quan lại, cuộc sống vốn đã nghèo nay còn nghèo hơn. Thông cảm với điều đó, Phạm Duy Tốn đã đặt bút viết nên tác phẩm “Sống chết mặc bay” nhằm “phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân, đồng thời lên án thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến.” Đây được xem là tác phẩm thành công nhất của Phạm Duy Tốn lúc bấy giờ.
Câu chuyện được Phạm Duy Tốn xây dựng dưới bối cảnh của vùng nông thôn Việt Nam vào đầu những năm 20 thế kỷ XX. Trong một đêm khuya, người dân đang vất vả đắp đe trên sông Nhị Hà, ngăn lũ lớn sắp phá đê. Ấy vậy mà, trong tình huống ngàn cân treo sợi tóc này, các quan phụ mẫu trong đình vẫn ung dung, thong thả, ngồi chơi bài tổ tôm, cười nói vui vẻ, mặc cho bên ngoài mưa gió ầm ầm, nước lớn sắp phá đê.
Ngay từ nhân đề tác phảm, Phạm Duy Tốn đã sử dụng vế “ sống chết mặc bay” nhằm chỉ sự hưởng lợi phù du, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình. Họ không quan tâm người khác sẽ ra sao, họ chỉ nghĩ cho bản thân, cuộc sống ích kỷ đã chiếm lấy cơ thể họ, ăn dần ăn mòn vào bộ não họ. Ngay cái nha đề cũng đã thể hiện sự thờ ơ, không quan tâm đến dân của các quan phụ mẫu, để cho dân tự sinh, tự diệt.
Tác phẩm được mở ra với một không gian rộng lớn, tối om nhưng không khí lại rất vội vàng, khẩn trương, trong đó còn có cả sự gấp gáp của con người nơi đây: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.” Ngược lại, là không khí nhỏ hẹp, sáng trưng với đèn đuốc trong đình, con người lại ung dung, nhẹ nhàng không hề ăn nhập với không khí ngoài kia của dân con: “Bên cạnh ngài, bên tay trái bát yến hấp phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút…hai bên nào là ống thuốc bạc, trông mà thích mắt”.Bộ mặt thật của quan phụ mẫu nơi đây đã lộ, bản chất vô nhân đạo, lối sống “sống chết mặc bay” của quan huyện cũng đã lộ rõ dưới ngòi bút sắc sảo của Phạm Duy Tốn. Mưa bão và sinh mạng hàng ngàn con dân không bằng một trăm hai mươi lá bài. Không khí trong đình vẫn im lặng, chẳng có chút không khí vỡ đê, đắp đê nào cả chỉ đôi khi nghe tiếng quan gọi “điếu mày”, tiếng “dạ”, tiếng “bốc”, “Bát sách! Ăn…” Quan sung sướng, cười hả hê, đắc chí và cũng chính lúc ấy “nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết”…
Tác phẩm là lời tố cáo đanh thép nhất cho sự thối nát của bọn chính quyền phong kiến chèn ép, đàn áp con dân của mình. Người nông dân Việt Nam thấp cổ bé họng, đeo một lúc hai tròng, không làm được gì, bất lực nhìn cảnh nước cuốn đi hoa màu, nhà cửa,… của họ. Phạm Duy Tốn cũng đã bày tỏ thái độ bất mãn với thời đại hiện tại, cảm thương cho người dân vô tội, một cổ đeo hai tròng.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK