$Bài làm$
Tình yêu làng sâu thẳm trong đó chính là tình yêu quê hương đất nước. Nó chính là tình cảm của một người nông dân luôn muốn gắn bó gần gũi với những thứ thân thuộc yêu dấu của mình. Đó là nơi chôn rau cắt rốn của người lao động nghèo khó như ông Hai. Khi ông tham gia cách mạng có nhiều thứ ông còn bỡ ngỡ lắm, bởi ngày đầu tiếp xúc với cách mạng ông không hiểu nhiều thứ nên cái gì cũng vô cùng mới mẻ, bởi xưa nay người nông dân luôn bị vùi dập chà đạp nên khi được tự mình làm chủ cuộc sống họ vẫn còn nhiều sự bỡ ngỡ chưa quen. Nhưng dù có ngu dốt ít được học hành thì ông Hai cũng cảm nhận được rằng chế độ mới mang tới cho ông một cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn. Người nông dân như ông có quyền sống quyền mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình không bị đàn áp bóc lột như trước kia nên ông nguyện sẽ trung thành với cách mạng với cụ Hồ Chí Minh.
Trước sự lựa chọn giữa làng và con đường cách mạng, ông Hai đã lựa chọn cách mạng lựa chọn sự trung thành với cụ Hồ Chí Minh đó chính là một tấm lòng yêu nước vô cùng đáng quý của người nông dân hiền lành thật thà. Ông yêu làng của mình rất nhiều nhưng làng mà theo Tây thì phải thù. Đó là những câu nói rút gan ruột của ông Hai khi nghĩ về làng Chợ Dầu của mình. Rồi thông tin làng Chợ Dầu của ông theo Tây được cải chính. Ông Hai vui mừng mặc quần áo đẹp đi từng nhà trong khu tản cư để cải chính thông tin. Ông như người chết đi sống lại, ông tự hào vì làng của mình bị giặc đốt sạch đốt hết cả, trong đó có cả ngôi nhà mà ông vun vén bao năm mới xây dựng được. Nhưng ông vui lắm niềm vui vì làng của ông vẫn trung thành với cách mạng, nó vẫn là một nơi để ông mãi tự hào.
Qua câu truyện ta thấy được tinh thần yêu nước, tinh căm thù giặc trung thành với Đảng với cách mạng của những người nông dân hiền lành, chất phác. Chính nhờ có sự trung thành yêu mến của toàn dân ta mà đất nước ta mới có thể giành thắng lợi vẻ vang.
Kim Lân nhà văn gắn bó với hình ảnh người nông dân và đồng quê, truyện “Làng” của Kim Lân đã khắc họa chân thực hình ảnh người nông dân trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. Trọng tâm truyện ngắn đó là ông Hai người nông dân yêu làng, yêu nước và theo cách mạng.
Ông Hai trước kia sống ở làng Chợ Dầu nhưng vì hoàn cảnh ông phải xa làng, tuy vậy ông luôn tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe nó với mọi người về làng của mình. Khi ở xa ông vẫn trông ngóng mọi tin tức về quê hương của mình.
Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống khó khăn đó là tin “làng theo giặc” giúp bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Ông trông ngóng mọi tin tức về làng Chợ Dầu như các chiến công các anh chiến sĩ hay của các em nhỏ cũng đủ làm ông vui sướng.
Yêu làng, yêu nước bao nhiêu thì khi nghe tin làng theo giặc ông hụt hẫng, thất vọng bấy nhiêu. Trong hoàn cảnh khó khăn nhất, nó càng được bộc lộ rõ hơn. Tin làng Chợ Dầu theo giặc đến với ông Hai bất ngờ điều này đã làm cho ông sững sờ như không tin nổi đó là sự thật: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Từ tâm trạng hồ hởi khi được trở về quê đang dần chuyển thành thất vọng, tủi hổ đến nỗi ông đã bị nỗi ám ảnh. Suốt ngày ông chỉ ở trong nhà, không dám gặp mặt ai… Tâm trạng của ông Hai lâm vào bế tắc khi hay chủ nhà không cho gia đình ông ở nữa vì họ không chứa những người phản cách mạng.
Trong đoạn kết là lúc làng của ông cải chính, ông Hai vui và xúc động khi nghe được tin làng theo cách mạng theo Bác Hồ. Ta thấy được chính tình yêu làng, yêu nước của ông ngày càng sâu sắc hơn. Ông Hai không phải dằn vặt trong sự lựa chọn khắc nghiệt giữa làng và nước như trước kia nữa. Niềm vui của ông Hai chính là cảm xúc của con người yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Tác giả đã miêu tả thật sâu sắc nhân vật như ông vui lắm, ông như thấy mình như con lật đật, bô bô lại kể về làng Chợ Dầu với một niềm tự hào hơn cả trước kia hay nhà của ông bị Tây đốt nhẵn nhưng ông vẫn vui vì làng đã theo cách mạng.
Nhà văn Kim Lân đã phác họa hình ảnh ông Hai người nông dân luôn yêu làng, yêu quê hương đất nước vô bờ bến. Ông theo cách mạng và trung thành với kháng chiến, với Bác Hồ đó cũng là hình ảnh chung người nông dân sau CMT8.
Xin 5 sao + hay nhất
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK