Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Phân tích khổ 3 bài thơ ánh trăng câu hỏi...

Phân tích khổ 3 bài thơ ánh trăng câu hỏi 1026746 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Phân tích khổ 3 bài thơ ánh trăng

Lời giải 1 :

Đáp án:

Giải thích các bước giải:

- Khổ 3 bài thơ ánh trăng nói về vầng trăng trong hiện tại. Khi chiến tranh kết thúc, người lính từ giã núi rừng trở về với thành phố nơi đô thị hiện đại.

- Nhân hóa liệt kê “ánh điện cửa gương” cho thấy cuộc sống đầy đủ tiện nghi. Mặc dù vậy trăng vẫn tròn đầy lặng lẽ đi qua thành phố nhưng người bạn năm xưa chỉ coi trăng như một vật chiếu sáng

- Hình ảnh so sánh “vầng trăng đi qua ngõ - như người dưng qua đường”: thể hiện một sự bội bạc vẫn thường xảy ra trong cuộc sống hằng ngày: có mới nới cũ

⇒ Hoàn cảnh sông thay đổi kéo con người đổi thay, quên đi ân tình trong quá khứ.

Thảo luận

Lời giải 2 :

                       Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Tên tuổi của ông gắn liền với bài thơ “AT”. Bài thơ sáng tác năm 1978 in trong tập thơ cùng tên. Bài thơ như 1 lời tự nhắc về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính về những người đã khuất với thái độ sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ, cội nguồn.           

                    Đất nước thống nhất, con người trở về thành phố nghĩa là những gian khổ thiếu thốn của 1 thời đã đi vào dĩ vãng. Hoàn cảnh sống thay đổi, họ sống trong những ngôi nhà hiện đại với ánh sáng của điện, của gương. Trong hoàn cảnh này không phải ai cũng nghĩ đến những kỉ niệm nghĩa tình. Nhân vật trữ tình trong bài thơ cũng không phải là ngoại lệ
                                  “ Từ hồi ……qua đường”
“ ánh điện, cửa gương” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho cuộc sống vật chất đầy đủ với những cám dỗ. Con người choáng ngợp trước ánh sáng của điện và gương, không còn nhận ra ánh áng của trăng. Nghệ thuật nhân hóa “ vầng trang đi qua ngõ” và hình ảnh so sáng “ như người dưng qua đường” gợi tả vầng trăng 1 thời là tri ân tri kỉ chứa chất bao tình nghĩa giờ đây bị con người coi như người dưng 1 sự lãng quên thật đáng trách, 1 sự đổi thay vô tình. Con người đã thay đổi trong khi ánh trăng vẫn thế, vẫn luôn âm thầm dõi theo con người để rồi nhận lại sự quay lưng của bầu bạn. Xót xa thay cái không bao giờ quên thì giờ đây lại lãng quên.
             Câu thơ nhức nhối, xót xa, cắn dứt trong lòng người đọc 1 điều giản dị mà rất sâu sắc, quên đi quá khứ là quên đi chính mình thể hiện sự lãng quên phủ nhận quá khứ là bài học, đạo lí nhắc nhở mỗi chúng ta hôm nay và ngày mai. Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói:
“ Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao còn nhớ núi rừng nữa chăng
Phố đông còn nhớ bản làng
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng”

                Xây dựng hình tượng ánh trăng, nhà thơ muốn nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ lãng quên quá khứ sống ân nghĩa, thủy chung ,sống đúng người, đúng nghĩa, đúng đạo lí uống nước nhớ nguồn. Với thể thơ tự do, nghệ thuật đối lập tương phản hình ảnh ánh trăng giàu ý nghĩa biểu tượng . Giọng điệu thơ thủ thỉ tâm tình. Sử dụng thành công các BPTT” nhân hóa, so sánh, liệt kê, điệp ngữ . Bài thơ đã để lại ấn tượng khó phai mờ trong lòng độc giả bao thế hệ. Bài thơ còn gợi nhắc đến câu nói nổi tiếng của nhà văn Nga:

      " Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn lại anh bằng đại bác" 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK