Câu 1:
Cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân Nam Kì.
-Từ năm 1859-1862 : Nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp như của Trương Định ,Nguyễn Trung Trực đã nổ ra làm bọn thực dân khốn đốn ở Ba tỉnh miền đông Nam kỳ ( Biên Hòa ,Gia Định ,Định Tường )
+Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ (10/12/1861)
+ Khởi nghĩa Trương Định làm địch thất điên bát đảo.
-Đến năm 1862 sau khi hiệp ước Nhâm Tuất được kí kết và sự chiếm đóng của Pháp ở các tỉnh miền Tây Nam kì (Vĩnh Long ,An Giang ,Hà Tiên )năm 1867 làm phong trào kháng chiến càng diễn ra mạnh mẽ hơn với nhiều hình thức phong phú từ kháng chiến đến đấu tranh bằng văn thơ như Nguyễn Đình Chiểu ,Hồ Huân Nghiệp,...
-Nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Kì đã chiến đấu anh dũng ,nhiều trung tâm kháng chiến được lập nên ở Tây Ninh ,Bến Tre ,Sa Đéc , Trà Vinh ,...với các lãnh đạo Trương Quyền ,Trương Tôn ,Phan Liêm,....
Câu 2.
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào
-Lợi dụng việc giải quyết vụ Đuy nuy - là gián điệp mà Pháp gửi ra Bắc Kỳ để gây rối ,thực dân Pháp cho 200 quân dưới sự chỉ huy của Gác ni nê tiến ra Bắc Kỳ .
-Sáng 20/11/1873 , Pháp đánh thành Hà Nội , hơn 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương ra sức cản lại nhưng đến trưa thì thành mất . Sau đó quân Pháp tỏa đi đánh chiếm Hải Dương ,Phủ Lí ,Hưng Yên ,Ninh Bình ,Nam Định.
-Ta không thể giành chiến thắng là do.
+Sự chênh lệch về trình độ kĩ thuật vũ khí của ta quá lạc hậu do với Pháp
+Tinh thần chiến đấu của quân triều đình đã suy nhược.
+Nguyên nhân quan trọng nhất là do quân triều đình chỉ ra sức cản lại chứ không phải chống trả lại bằng vũ khí ,hỏa lực.
Câu 2.
-Trong lúc tư bản Pháp đang ngày càng phát triển thì nhu cầu về nguồn nguyên liệu thị trường ngày càng cao .Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của chính quốc thì lấy cớ việc triều đình vi phạm hiệp ước Giáp Tuất 1874 ,tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh mà không thông qua Pháp thì ngày 3/4/1882 quân Pháp dưới sự chỉ huy của Ri -vi- e đã đổ bộ lên thành Hà Nội.
-Ngày 25/4/1882 , Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu yêu cầu ta đầu hàng nhưng chưa đợi ta trả lời chúng đã tấn công ,quân ta anh dũng chống trả nhưng chỉ đến trưa thành mất , Hoàng Diệu thắt cổ để bảo toàn khí tiết .
-Triều đình vội vàng cầu cứu nhà Thành ,nhân cơ hội quân Thanh đổ bộ vào vùng biên giới , rồi cho ra thương lượng với quân Pháp . Trong khi đó quân Pháp nhanh chóng tỏa đi chiếm các tỉnh Hòn Gai ,Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ khác.
-Do thực dân Pháp đã được triều đình níu lại thương lượng ,nhân cơ hội đó cùng với thời cơ vua Tự Đức qua đời ,nội bộ triều đình lục đục thì chúng đã cho tàu chiến bắn phá của Thuận An Huế khiến triều đình sợ hãi phải kí hiệp ước Hắc Măng với chúng.
@Luonyeuhoidap247
câu 1
Nhân dân Nam Kì nổi dậy khắp nơi, nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập như: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc… với các vị lãnh tụ Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực.
Bên cạnh đó, các nhà Nho yêu nước còn sử dụng ngòi bút của mình để sáng tác thơ, văn chống thực dân Pháp như: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị…
câu 2
* Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)
* Nguyên nhân thất bại
Đường lối bạc nhược, chính sách quân sự thì bảo thủ, nặng nề về thương thuyết
câu 3
* Duyên cớ:
- Thực dân Pháp lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến Pháp.
* Diễn biến:
- Ngày 3-4-1882, quân Pháp do viên đại tá Ri-vi-e chỉ huy, đã đổ bộ lên Hà Nội.
- Ngày 25-4-1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, đòi nộp khí giới và giao thành không điều kiện.
- Không đợi trả lời, quân Pháp nổ súng tấn công. Quân ta anh dũng chống trả nhưng vẫn thất bại, Tổng đốc Hoàng Diệu thắt cổ tự tử.
- Sau đó, quân Pháp nhanh chóng tỏa đi chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kì.
Mặc dù, Ri-vi-e bị giết tại trận Cầu Giấy năm 1883 nhưng Pháp vẫn không nhượng bộ triều đình Huế vì: lúc đó triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp, hi vọng nhờ chiến thắng này mà địch sẽ rút quân. Nhân cơ hội vua Tự Đức mất, triều đình Huế đang lục đục, thực dân Pháp cho thêm viện binh tấn công thẳng vào Thuận An – cửa ngõ kinh thành Huế.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK