Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Phân biệt các kiểu bài nghị luận về một sự...

Phân biệt các kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tưởng đạo lí, nghị luận văn học (Nghị luận thơ và nghị luận về tác

Câu hỏi :

Phân biệt các kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tưởng đạo lí, nghị luận văn học (Nghị luận thơ và nghị luận về tác phẩm truyện.)

Lời giải 1 :

1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:

- Các nội dung thường tập trung những vấn đề chính:

  • Tư tưởng mang tính nhân văn (lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí nghị lực…)
  • Tư tưởng phản nhân văn (ích kỷ, vô cảm, thù hận, dối trá…)
  • Nghị luận về hai mặt tốt xấu trong một vấn đề

- Các bạn cần nắm vững cấu trúc bài văn vì khi chấm bài, người chấm đầu tiên sẽ có cái nhìn khái quát về cấu trúc bài làm của bạn. Ở đây, chúng tôi xin đưa ra cấu trúc làm bài đối với dạng tư tưởng nhân văn (tích cực) và phản nhân văn (tiêu cực) để các bạn so sánh và nắm được nhé

Bước 1: giải thích tư tư tưởng , đạo lí.- Cách làm cụ thể:

- Cần giải thích rõ các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ…).

giải thích những từ trọng tâm ==> sau đó giải thích cả câu nói.

Bước 2: Bàn luận

– Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội).

-Bác bỏ ( phê phán ) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề : bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa

Bước 3: Mở rộng.

- Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh.

- Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.

- Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.

Bước 4: Nêu ý nghĩa ,rút ra bài học nhận thức và hành động.

- Ví dụ minh họa: Viết một đoạn văn khoảng 200 từ bày tỏ suy nghĩ về lối sống thờ ơ vô cảm của một bộ phận giới trẻ với những người xung quanh của giới trẻ trong cuộc sống hôm nay.

Nội dung chính cần đạt:

Bước 1: Giải thích

- Vô cảm là không có cảm giác, không có tình cảm, không xúc động trước một sự vật, hiện tượng, một vấn đề gì đó trong đời sống. Bệnh vô cảm là căn bệnh của những người không có tình yêu thương, sống dửng dưng trước nỗi đau của con người, nhân loại...

- Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình của thế hệ trẻ hiện nay là biểu hiện tiêu cực trong đời sống của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Hiện tượng nà thu hút mối quan tân và gây ra nhiều bức xúc xã hội.

Bước 2: Bàn luận

- Thực trạng của lối sống thờ ơ như thế nào? Thể hiện ở lối sống ích kỉ, ham chơi, biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Thậm chí có học sinh nghĩ đến cái chết chỉ vì ba mẹ không đáp ứng các yêu cầu của mình...

- Nguyên nhân nào khiến giới trẻ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với gia đình?

  • Xã hội phát triển, nhiều loại hình vui chơi, giải trí. Nền kinh tế thị trường khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn...
  • Do nhiều gia đình quá nuông chiều con cái.
  • Nhà trường, xã hội chưa có các biện pháp quản lí con cái.

- Hậu quả của lối sống thờ ơ, vô trách nhiệm của giới trẻ?

  • Con người trở thành ích kỉ, vô trách nhiệm, vô lương tâm, chỉ biết sống cho mình, không quan tâm đến người thân và những người xung quanh.
  • Không biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương với những cảnh ngộ bất hạnh trong cuộc đời
  • Bị xã hội coi thường, chế nhạo...

- Phải làm gì để giúp giới trẻ tránh rơi vào lối sống đó?

  • Thế hệ trẻ cần xác định lí tưởng sống, mục đích sống đúng đắn, sống tử tế với người thân và mọi người xung quanh.
  • Mọi suy nghĩ, hành động và lời nói của mình đều phải xuất phát từ lòng nhân ái.
  • Hãy nuôi dưỡng cảm xúc cho tâm hồn, lòng trắc ẩn và biết yêu thương cuộc sống qua việc đọc các tác phẩm nghệ thuật, tích cực tham gia hoạt động từ thiện, tham gia các phong trào của đoàn thanh niên...

Bước 3: Mở rộng

- Lối sống thờ ơ, vô cảm không chỉ có ở giới trẻ mà còn diễn ra với rất nhiều người trong xã hội (cho ví dụ)

Bước 4: Bài viết nhận thức và hành động

- Nhận thức: Sống trong đời cần có tình yêu thương, biết quan tâm và chia sẻ với cộng đồng.

- Bài học hành động:

  • Mỗi học sinh cần xác định đúng nhiệm vụ học tập và tu dưỡng đạo đức, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
  • Hãy ra sức chống lại căn bệnh vô cảm qua việc làm, học tập hàng ngày. Quan tâm giúp đỡ những người xung quanh khi gặp khó khăn, hoạn nạn.... Hãy cho đi để nhận lị nhiều hơn

2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống

- Các nội dung thường tập trung những vấn đề chính:

  • Hiện tượng tốt có tác động tích cực (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo…)

  • Hiện tượng xấu có tác động tiêu cực (Bạo lực học đường, tai nạn giao thông…)
  • Dạng đề thi nghị luận về một mẩu tin tức báo chí.

==> Vì sự khác nhau đó nên học sinh cần nhận dạng đúng câu hổi để làm bài đúng hướng.

- Nội dung cụ thể cần đạt:

Bước 1: Miêu tả hiện tượng được đề cập đến trong bài.

  • Giải thích ( nếu trong đề bài có khái niệm, thuật ngữ hoặc các ẩn dụ, hoán dụ, so sánh…)
  • Chỉ ra thực trạng ( biểu hiện của thực trạng)
  • Nhờ đâu em biết những biểu hiện này? (Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng/ qua bài giảng của cô giáo/ qua chứng kiến thực tế…có thể nêu rõ em biết qua đài nào, báo nào )
  • Hiện tượng diễn ra trên quy mô nào? (Diễn ra quy mô rộng (Hay hẹp) trên địa bàn toàn quốc/ Các tỉnh thành phố/ thôn xóm/ hay nhà trường. ( có thể nêu rõ các số liệu về người, thiệt hại… em biết)
  • Mức độ diễn ra? (Diễn ra thường xuyên từng ngày từng giờ Hay hạn chế trong thời gian ngắn?)
  • Đối tượng tham gia thực hiện các hành vi này? (Mọi người/ thanh thiếu niên, có thể nêu rõ số liệu về người, vụ việc… em biết )
  • Hãy kể hoặc miêu tả một vài thực tế về con người vi phạm những hành vi bị cấm em chứng kiến hoặc biết?

Bước 2: Phân tích tác hại, các mặt đúng – sai, lợi – hại của vấn đề.

- Phân tích tác dụng của vấn đề nếu là hiện tượng tích cực.

- Phân tích tác hại của vấn đề nếu là hiện tượng tiêu cực.

- Phân tích cả hai mặt tích cực và hạn chế nếu đề có cả hai mặt.

  • Hiện tượng làm ảnh hưởng đến đời sống Xh?
  • Hiện tượng làm ảnh hưởng đến con người (đặc biệt học sinh) như thế nào?

Bước 3: Chỉ ra nguyên nhân.

Bước 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến đánh giá của người viết về hiện tượng., Giải pháp khắc phục hiện tượng tiêu cực.

- Biện pháp Chung : tuyên truyền cho mọi người có nhận thức về tác dung,tác hại/ Giáo dục cho mọi người hiểu sâu sắc và tự tuyên truyền cho nhau/ Xây dựng hành động và hành động thực tế ứng xử trong cuộc sống ntn cho đúng.

- Biện pháp cá nhân : tự học tập nâng cao nhận thức về cuộc sống/ tìm hiểu sâu sắc về vấn đề và kêu gọi bè bạn và cộng đồng tham gia/ xây dựng những hành động đúng trước (vấn đề đó) trong cuộc sống/ phê phán hành vi xấu, học tập tấm gương tốt.

Ví dụ minh họa: Biển đảo và hành động của thế hệ trẻ Việt Nam.

Nội dung cần đạt

Bước 1: Miêu tả vấn đề được đề cập

- Bờ biển dài (3260 km), có thềm lục địa rộng lớn gấp 3 lần diện tích đất liền. Với hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ.

Bước 2: Phân tích vấn đề - Nêu giá trị của biển đảo đối với nước ta

- Về kinh tế:

  • Nguồn tài nguyên khoáng sản biển nước ta vô cùng lớn với nhiều loại có trữ lượng lớn: dầu khí (3-4 tỉ tấn), than, cát thủy tinh…
  • Nguồn hải sản phong phú đa dạng và có trữ lượng lên tới khoảng 3-4 triệu tấn. Đây là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển kinh tế biển.
  • Nằm trên các tuyến đường hàng không và hàng hải huyết mạch. Đó là điều kiện thuận lợi để nước ta hội nhập với kinh tế thế giới.

- Về quân sự: Vùng biển nước ta là biên giới phía Đông và là cửa ngõ của châu Á. Là nơi có thể tiếp cận làm bàn đạp tấn công châu Á của các thế lực thù địch. Ví dụ cụ thể: trong lịch sử có 10/11 cuộc chiến tranh xâm lược nước ta được bắt đầu từ hướng biển.

- Tinh thần: Các truyền thuyết từ biển mang giá trị lịch sử , tâm linh to lớn như truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. Hay những chiến thắng trong lịch sử: Bạch Đằng, Cồn Cỏ… và còn có con đường huyết mạch huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển. Đó là nguồn động lực, cổ vũ, nâng đỡ sức mạnh tinh thần cho nhân dân Việt Nam.

Bước 3: Thực trạng của ván đề

- Nêu qua về việc nhận định chủ quyền biển đảo Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

- Hành động xâm hại chủ quyền biển đảo Việt Nam của Trung Quốc: vụ dàn khoan HD – 981, xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa, bắt ngư dân Việt Nam và tấn công tàu của Việt Nam trên chính vùng biển của Việt Nam, chính sách đường lưỡi bò…

- Nhấn mạnh hành vi xâm phạm nghiêm trọng của Trung Quốc qua việc nêu ra việc vi phạm các thỏa thuận đã kí kết: Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc (10/2011); Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).

Bước 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến đánh giá và hướng giải quyết vấn đề

- Bày tỏ thái độ

  • Nêu ra sự phẫn nộ của nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân thế giới nói chung về hành vi xâm phạm nghiêm trọng của Trung Quốc.
  • Nhấn mạnh, bảo vệ chủ quyền biển đảo là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong đó, thanh niên là lực lượng vô cùng quan trọng. Thế hệ trẻ hiện nay cần thể hiện lòng yêu nước đúng cách.

- Hướng giải quyết vấn đề

  • Cần nghiên cứu và nhân thức một cách sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng của chủ quyền biển đảo.
  • Nắm vững lịch sử Việt Nam, đặc biệt là lịch sử và địa lí liên quan đến chủ quyền biển đảo và lịch sử về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
  • Tìm hiểu các chính sách ngoại giao của Đảng và nhà nước ta về biển đảo.
  • Tìm hiểu nội dung của luật pháp về biển đảo theo công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.
  • Hưởng ứng và tích cực tham gia các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiên thông tin đại chúng để khẳng định chủ quyền biển đảo.
  • Lên án một cách mạnh mẽ cũng như tham gia góp phần ngăn chặn các hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảonước ta.
  • Không ngừng học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành con người Việt Nam mới với đủ các phẩm chất tốt đẹp, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh
  • Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng cho việc trực tiếp tham gia vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương.
  • Tránh trường hợp vô tình tiếp tay cho kẻ địch thông qua việc tham gia các cuộc biểu tình, bãi công…

Như vậy, để bài văn Nghị luận xã hội đạt kết quả tốt, ngoài việc đọc và sưu tầm những tài liệu, kiến thức về các vấn đề xã hội đang diễn ra nóng hổi (như vấn đề ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, xâm hại tình dục trẻ em, thực phẩm bẩn tràn lan...) hoặc hiểu biết về các tư tưởng đạo lí (sự ích kỉ, vô cảm, lòng dũng cảm, ham học hỏi...) chúng ta cần nắm vững cấu trúc trình bày một bài văn. Khi chấm bài hiện nay, giáo viên thường tập trung vào việc thí sinh có đảm bảo cấu trúc bài làm, cách thức trình bày và sự sáng tạo trong mỗi bài văn. Biết được điều này, chúng ta cần khắc phục và phát huy những hạn chế và thế mạnh của mình.

Thảo luận

-- Chép mạng ko có đâu
-- :)
-- Còn cai nịt
-- 😁😁😁

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK