Trang chủ Vật Lý Lớp 7 Câu 11 :Có 4 vật a, b, c và d...

Câu 11 :Có 4 vật a, b, c và d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì: A. Vật b và c có điện tích cùng dấu. B. Vật a và c có điện tích cùng dấu.

Câu hỏi :

Câu 11 :Có 4 vật a, b, c và d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì: A. Vật b và c có điện tích cùng dấu. B. Vật a và c có điện tích cùng dấu. C. Vật b và d có điện tích cùng dấu. D. Vật a và d có điện tích trái dấu Câu 19: Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công? A. Không mưa, không nắng. B. Gió mạnh. C. Trời nắng. D. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí. Câu 25: Tại sao khi lau kính bằng các khăn vải khô ta thấy không sạch bụi? A. Vì khăn vải khô làm kính bị trầy xước. B. Vì khăn vải khô không dính được các hạt bụi. C. Vì khăn vải khô làm kính bị nhiễm điện nên sẽ hút các hạt bụi và các bụi vải. D. Cả ba câu đều sai. Câu 26: Chất nào sau đây không dẫn điện: A. Nước muối. B. Nước mưa. C. Xăng. D. Không khí. Câu 27: Có ba quả cầu kim loại A, B, C. Khi đưa quả cầu D nhiễm điện dương lần lượt lại gần 3 quả cầu trên thì quả cầu D đẩy quả cầu A, hút quả C và hút B, kết luận nào sâu đây là đúng: A. Quả cầu A nhiễm điện dương. C. Quả cầu C nhiễm điện dương. B. Quả cầu B nhiễm điện dương. D. Quả cầu A nhiễm điện âm. Câu 28: Trong nguyên tử hạt có thể dịch chuyển từ nguyền tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác là: A. Hạt nhân. C. Êlectrôn. B. Hạt nhân và êlectrôn D. Không có loại hạt nào. Câu 29: Một vật trung hòa về điện (vật chưa nhiễm điện) bị mất bớt electron sẽ trở thành: A. Vật trung hòa. C. Vật nhiễm điện âm. B. Vật nhiễm điện dương. D. Không xác định được

Lời giải 1 :

Câu 11 chọn D

Câu 19 chọn D

⇒ Vì khi trời hanh khô thì càng dễ cọ sát , cọ sát càng dễ thì nhiễm điện càng dễ

Câu 25 chọn C

⇒ Khăn khô cọ sát làm kính nhiễm điện và hút các hạt bụi khiến nó bẩn

Câu 26 chọn D

⇒ Vì không khí không cho dòng điện chạy qua

Câu 27 chọn A

⇒ Vì 2 vật khác điện tích mới đẩy nhau

Câu 28 chọn C

⇒ Các hạt electron tự do có thể chuyển từ nguyền tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác

Câu 29 chọn B

⇒ Vì mất bớt các electron thì nhiễm điện dương ( sgk )

 

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 11: Có 4 vật a, b, c và d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:

A. Vật b và c có điện tích cùng dấu.

B. Vật a và c có điện tích cùng dấu.

C. Vật b và d có điện tích cùng dấu.

D. Vật a và d có điện tích trái dấu

- a hút b ⇒ a và b có điện tích trái dấu

- b hút c ⇒ b và c có điện tích trái dấu → A sai

- c đẩy d ⇒ c và d có điện tích cùng dấu

- b khác c mà c giống d ⇒ b khác d → C sai

- b khác d mà a khác c ⇒ a giống d → D sai

- a khác b, b khác c ⇒ a giống c → B đúng

Câu 19: Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?

A. Không mưa, không nắng.

B. Gió mạnh.

C. Trời nắng.

D. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.

- Vì nước dẫn điện nên trời phải hanh khô bà rất ít hơi nước trong không khí

Câu 25: Tại sao khi lau kính bằng các khăn vải khô ta thấy không sạch bụi?

A. Vì khăn vải khô làm kính bị trầy xước.

B. Vì khăn vải khô không dính được các hạt bụi.

C. Vì khăn vải khô làm kính bị nhiễm điện nên sẽ hút các hạt bụi và các bụi vải.

D. Cả ba câu đều sai.

- Khi lau kính bằng các khăn vải khô làm cho kính bị nhiễm điện

- Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ nên khi khi lau kính bằng các khăn vải khô, kính hút các hạt bụi và bụi vải

Câu 26: Chất nào sau đây không dẫn điện:

A. Nước muối.

B. Nước mưa.

C. Xăng.

D. Không khí.

Chất khí không dẫn điện vì các phân tử khí đều ở trạng thái trung hoà điện, do đó trong chất khí không có hạt tải điện. (Lý do chất khí không dẫn điện là do cô mình lúc dạy nói thêm)

Câu 27: Có ba quả cầu kim loại A, B, C. Khi đưa quả cầu D nhiễm điện dương lần lượt lại gần 3 quả cầu trên thì quả cầu D đẩy quả cầu A, hút quả C và hút B, kết luận nào sâu đây là đúng:

A. Quả cầu A nhiễm điện dương.

C. Quả cầu C nhiễm điện dương.

B. Quả cầu B nhiễm điện dương.

D. Quả cầu A nhiễm điện âm.

- D đẩy A mà D (+) ⇒ A (+)

- D hút C mà D (+) ⇒ C (-)

- D hút B mà D (+) ⇒ B (-)

(Hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau)

Câu 28: Trong nguyên tử hạt có thể dịch chuyển từ nguyền tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác là:

A. Hạt nhân.

C. Êlectrôn.

B. Hạt nhân và êlectrôn

D. Không có loại hạt nào.

Sơ lược về cấu tạo nguyên tử:

- Ở tâm nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương (+).

- Chuyển động xung quanh hạt nhân là các electron mang điện tích âm (-) tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.

- Tổng các điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.

- Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác trong cùng một vật hay từ vật này sang vật khác.

Câu 29: Một vật trung hòa về điện (vật chưa nhiễm điện) bị mất bớt electron sẽ trở thành:

A. Vật trung hòa.

C. Vật nhiễm điện âm.

B. Vật nhiễm điện dương.

D. Không xác định được

- Electron mang điện tích âm, hạt nhân mang điện tích dương

- Vật đó trung hòa điện nghĩa là tổng các điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân.

- Vật nếu mất bớt electron thì vật đó mang nhiều điện tích dương hơn điện tích âm 

⇒ Vật mang điện tích dương

 

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK