Câu 1: Hoa giấy nở rực rỡ khi nào?
Trả lời: b. Khi trời nắng gắt
(Được thể hiện trong câu :"Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.")
Câu 2: Hoa giấy có những màu sắc gì?
Trả lời: c. Đỏ thắm, tím nhạt, da cam, trắng muốt
(Được thể hiện trong câu :"Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết")
Câu 3: Hình ảnh nào cho thấy hoa giấy nhiều vô kể?
Trả lời :a. Vòm cây lá chen hoa
(Được thể hiện trong câu:"Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước.")
Câu 4: Câu “Hoa giấy đẹp một cách giản dị.” thuộc kiểu câu nào em đã học?
c. Ai thế nào?( vì câu miêu tả vẻ đẹp của hoa giấy)
Câu 5: Những đặc điểm nào của cây hoa giấy được miêu tả trong đoạn 1 minh họa cho câu mở đoạn: “Mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng.”
a. Cây trĩu trịt hoa với đủ sắc màu, bồng lên rực rỡ dưới nắng.
Câu 6: Cánh hoa giấy khác một chiếc lá ở điểm nào?
c. Vừa mỏng mảnh hơn lá vừa rực rỡ sắc màu.
(Được thể hiện trong câu :"Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. ")
Câu 7: Khi rời cành, hoa giấy như thế nào?
a. Hoa rung rinh, phập phồng như đang thở.
b. Hoa rời cành vẫn đẹp nguyên vẹn, rụng xuống vẫn tươi nguyên
Câu 8: Bài văn tả hoa giấy theo trình tự nào?
a. Tả từ xa đến gần: từ vòm cây đến từng cánh hoa, từ cánh hoa còn trên cây đến những cánh hoa đã rời cành, nằm trên lòng bàn tay.
Câu 9: Trong đoạn cuối của bài văn có bao nhiêu từ láy?
b. 6 từ, đó là: rung rinh, phập phồng, run rẩy, mảy may, đẹp đẽ, bồng bềnh
Câu 10: Dấu hai chấm trong câu “Chúng có một đặc điểm không giống nhiều loài hoa khác: hoa giấy rời cành khi còn đẹp nguyên vẹn; đặt trong lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa.” Là:
c. Liệt kê các bộ phận của hoa giấy.
II/ Tập làm văn: Sân trường em có nhiều cây xanh tỏa bóng mát rượi, hãy tả một cây bóng mát mà em yêu thích.
BL:
Ở sân trường em có rất nhiều loại cây. Có bác phượng già mùa hè nở đỏ rực, có cây bằng lăng hoa tím tinh khôi, cũng có cả cây hoa sữa thơm ngào ngạt. Nhưng những lứa học sinh chúng em gần gũi và thân thiết nhất có lẽ là với cây bàng.
Nhìn từ xa, cây có dáng vẻ đồ sộ, nổi bật hơn hẳn với những cây xung quanh. Cây cao lớn với những tán lá rộng trông như những chiếc ô khổng lồ. Bao quanh gốc bàng là một bồn hoa xây bằng gạch rất chắc chắn giữ cho không bị cuốn trôi trong những ngày mưa.Ở đó, chúng em còn trồng rất nhiều loài hoa nên gốc bàng lúc nào cũng rực rỡ sắc màu. Có những cái rễ bò lồm ngồm trên mặt đất như những con rắn hiền lành, có những rễ cắm sâu xuống đất để hút chất dinh dưỡng và giữ cho cây đứng vững chắc trước gió bão. Gốc to, chắc nịch, hai đến ba vòng tay chúng em ôm mới xuể. Thân cây cứng chắc màu nâu mốc, có chỗ bị nứt nẻ.Bên ngoài thân cây là một lớp vỏ sần sùi, xù xì. Cành cây vương ngang ra mọi phía đó ánh mặt trời, cành còn mọc đan xen dày dặc như chiếc gọng ô tạo thành những tầng lá xum xuê, tỏa bóng rợp mát nối tiếp nhau. Lá bàng xanh mát, dày như chiếc quạt mo mọc thành từng chùm đu đưa theo gió. Hoa bàng nở thành từng chùm, có màu trắng ngà,nhỏ li ti như chùm sao tí hon. Hoa có mùi thơm thoang thoảng. Quả bàng có hình thoi, khi còn non có màu xanh, khi chín có màu vàng, khi ăn vào có vị bùi bùi, chát chát.
Vào mỗi giờ ra chơi, chúng em chơi biết bao nhiêu trò chơi thú vị dưới gốc bàng. Vào cuối tuần, em thường rủ các bạn ra trường vệ sinh cho cây như: nhặt rác, nhổ cỏ, tưới cây,...Khi làm xong, chúng em ngồi nghỉ dưới bóng cây mát rượi, cảm giác thật tuyệt.
Cây bàng không chỉ mang lại bóng mát mà còn cho trái ngon, bầu không khí trong lành, tô thêm vẻ đẹp cho môi trường. Cây giống như người bạn thân thiết ở trường của em. Em hứa sẽ chăm sóc cây thật tốt. Dù mai sau có xa mái trường, nhưng hình ảnh cây bàng vẫn sẽ luôn in đậm trong tâm trí của em ...
* Chúc bạn học tốt~
Trước nhà mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK