Trang chủ Địa Lý Lớp 9 Đọc lát cắt tổng hợp Địa lí tự nhiên từ...

Đọc lát cắt tổng hợp Địa lí tự nhiên từ Phan-xi-păng đến thành phố Thanh Hóa (theo tuyến cắt A - B trên sơ đồ). a. Xác định tuyến cắt A - B trên lược đồ - Tuyế

Câu hỏi :

Đọc lát cắt tổng hợp Địa lí tự nhiên từ Phan-xi-păng đến thành phố Thanh Hóa (theo tuyến cắt A - B trên sơ đồ). a. Xác định tuyến cắt A - B trên lược đồ - Tuyến cắt chạy theo hướng nào? Qua khu vực địa hình nào? - Tính độ dài của tuyến cắt A - B theo tỉ lệ ngang của lát cắt. b. Dựa trên kí hiệu và bản chú giải của từng hợp phần tự nhiên, cho biết trên lát cắt (từ A đến B và từ dưới lên trên) - Có những loại đá, loại đất nào? Chúng phân bố ở đâu? - Có mấy kiểu rừng? Chúng phát triển trong điều kiện tự nhiên như thế nào?

Lời giải 1 :

$🎀dieulinh2k7🎀$

$a)$

$-$ Tuyến cắt chạy theo hướng $TB-ĐN$. Qua khu vực địa hình: núi cao Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc Châu, đồng bằng Thanh Hóa.

$-$ Ta có:

$+$ Khoảng cách A - B trên bản đồ: 18 cm.

$+$ Tỉ lệ ngang của lát cắt là 1 : 2 000 000.

$⇒$ Độ dài của tuyến cắt A - B theo tỉ lệ ngang của lát cắt:

$18$ x $2 000 000 = 36 000 000 cm =360 km.$

$b)$

$-$ Có 4 loại đá chính:

$+$ Mác ma xâm nhập và mác ma phun trào: khu núi cao Hoàng Liên Sơn.

$+$ Trầm tích đá vôi: khu cao nguyên Mộc Châu.

$+$ Trầm tích phù sa: khu đồng bằng Thanh Hoá.

$-$ Có 3 loại đất:

$+$ Đất mùn núi cao: khu núi cao Hoàng Liên Sơn.

$+$ Đất feralit trên đá vôi: khu cao nguyên Mộc Châu.

$+$ Đất phù sa trẻ: khu đồng bằng Thanh Hóa.

$-$ Có 3 kiểu rừng:

$+$ Rừng ôn đới: phân bố ở khu núi cao Hoàng Liên Sơn do có khí hậu lạnh quanh năm, mưa nhiều.

$+$ Rừng cận nhiệt: phân bố ở khu vực địa hình cao của cao nguyên Mộc Châu, ở đây có khí hậu cận nhiệt vùng núi, lượng mưa và nhiệt độ thấp, đất feralit trên đá vôi.

$+$ Rừng nhiệt đới: phân bố ở khu vực địa hình thấp của cao nguyên Mộc Châu, với nền nhiệt trung bình năm cao, có lượng mưa khá lớn, đất feralit nâu đỏ phong hoá từ đá vôi.

Thảo luận

-- vào nhóm ko ạ
-- k ạ
-- em rất yêu chị

Lời giải 2 :

a)- Tuyến cắt A – B chạy theo hướng tây bắc – đông nam, qua các khu vực địa hình: núi cao Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc Châu, đồng bằng Thanh Hóa.

- Độ dài của tuyến cắt A – B theo tỉ lệ ngang của lát cắt: 360km (tỉ lệ ngang của lát cắt 1: 200000, nghĩa là 1 cm trên lát cắt bằng 20km trên thức địa. Khoảng các AB = 18 x 20 =360 km).

b)- Có 4 loại đá chính: mác xa xâm nhập và mác ma phun trào, phân bố ở khu núi Hoàng Liên Sơn, trầm tích đá vôi phân bố ở khu cao nguyên Mộc Châu; trầm tích phù sa phân bố ở đồng bằng Thanh Hóa.

- Có 3 loại đất: đất mùn núi cao phân bố ở khu núi cao Hoàng Liên Sơn; đất feralit trên đá vôi phân bố ở khu cao nguyên Mộc Châu; đất phù sa trẻ phân bố ở khu đồng bằng Thanh Hóa.

- Có 3 kiểu rừng: rừng ôn đới phân bố ở núi cao Hoàng Liên Sơn do có khí hậu lạnh quang năm, mưa nhiều, rừng cận nhiệt đới phân bố ở khu vực địa hình cao nguyên Mộc Châu, ở đây khí hậu nhiệt vùng núi, lượng mưa và nhiệt độ thấp, đất feralit đá vôi, rừng nhiệt đới phân bố ở khu vực địa hình cao nguyên Mộc Châu, với nên nhiệt trung bình năm cao, có lượng mưa khá lớn, trên đất feralit nâu đỏ phong hóa từ đá vôi.

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK