Câu 1: Đoạn thơ trên khiến em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 6? Văn bản đó thuộc thể loại gì? (1 điểm)
- Văn bản: Thạch Sanh.
- Thể loại: Truyện cổ tích.
Câu 2: Hãy cho biết mỗi từ được in đậm và gạch chân trong đoạn thơ trên chỉ nhân vật nào? Em có nhận xét gì về tính cách của các nhân vật đó? (2 điểm)
- Nhân vật: Thạch Sanh.
- Nhận xét tính cách:
+ Thật thà, chất phác ( tin lời Lý Thông nhiều lần ).
+ Coi trọng tình nghĩa ( bị lừa thế mạng nhưng vẫn giúp Lý Thông cứu công chúa ).
+ Dũng cảm, thông minh ( diệt chằn tinh, đại bàng, những yêu quái có nhiều phép biến hóa; xả thân cứu người bị hại ).
+ Giàu lòng nhân đạo, khoan dung ( tha cho mẹ con Lí Thông; hòa hiếu và còn thết đãi quân xâm lược thua trận ).
Câu 3: Đoạn thơ trên xuất hiện một vật thần kì, đó là gì? Nếu tác dụng của đồ vật thần kì đó? Kể tên những vật thần kì khác xuất hiện trong văn bản em vừa tìm được. (5 điểm)
- Vật thần kì: Đàn thần.
- Tác dụng:
+ Giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công.
+ Giúp Thạnh Sanh đánh lui binh mười tám nước chư hầu.
+ Phương thuốc thần kì giúp công chúa khỏi bệnh.
+ Giúp vạch mặt Lí thông.
=> Là tiếng đàn của công lí, đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
- Vật thần kì khác: Niêu cơm đất có sức mạnh phi thường cứ ăn hết lại đầy, làm cho quân 18 nước chư hầu phải từ chỗ coi thường, chế giễu, phải ngạc nhiên, khâm phục.
Câu 4: Đoạn thơ trên nhắc nhở chúng ta về đạo lý truyền thống gì của người Việt? Theo em chúng ta cần làm gì để giữ gìn và phát huy đạo lý truyền thống đó? (2 điểm)
- Nhắc nhở về truyền thống quý báu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của dân tộc ta, tức là là chúng ta may mắn được sinh ra trong thời kì bình an, yên ổn, được thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần ngày nay, chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát ấy để tỏ lòng kính trọng và cũng phải hành động để trả phần nào cái ơn đó.
- Để giữ gìn và phát huy đạo lý truyền thống đó chúng ta cần:
+ Tích cực tham gia, phát động, tổ chức các lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian.
+ Thăm quan, tìm tòi, hiểu biết các di tích lịch sử, tưởng nhớ công ơn của cha ông.
+ Lưu giữ và phát huy truyền thống đó trong mỗi con người chúng ta.
+ Lên án, bài trừ những hành vi gây ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc của học sinh: ăn mặc không đúng quy cách, sử dụng từ mượn bừa bãi, bậy bạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục, tham gia vào các tệ nạn xã hội,...
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK