Câu 1: Khái niệm, phân loại, VD về MT:
- Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
- Phân loại: Có 4 loại MT chính:
+ Môi trường nước: Môi tường nước được chia ra nhiều loại nước khác nhau như: Nước mặn, nước ngọt, nước lợ,…
+ Môi trường đất: Môi trường đất bao gồm các đất cát, đất sét, đất đá, sỏi,…
+ Môi trường đất: Môi trường đất bao gồm đất cát, đất sét, đất đá, sỏi,...
+ Môi trường trên cạn: Bao gồm các MT đồi núi, đồng bằng. Nói chung là khu vực trên bờ
- VD về môi trường ( lấy theo quy mô hẹp): Môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè. Hay nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường. Tổ chức xã hội như đoàn, đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc. Làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng.
Câu 2: Nêu ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật?
*Quan hệ cùng loài:
- Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể.
- Trong một nhóm cá thể, chúng có mối quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau.
+ Chúng hỗ trợ nhau trong việc trống lại kẻ thù, di cư, tìm kiếm thức ăn, chống chọi với môi trường…
+ Tuy nhiên, khi gặp điều kiện bất lợi (thiếu thức ăn, nơi ở, số lượng cá thể tăng quá cao…) các cá thể trong nhóm sẽ cạnh tranh lẫn nhau.
=>Khi đó dẫn tới hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
*Quan hệ khác loài:
- Các sinh vật khác loài có mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch nhau ( chi tiết ở hình dưới)
Câu 3: Thế nào là hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn? Cho VD? Bài tập
*Hệ sinh thái: là một hệ thống bao gồm sinh vật và môi trường tác động lẫn nhau mà ở đó thực hiện vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng. Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của nó.
Ví dụ về hệ sinh thái trên cạn: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, gồm các thành phần cấu trúc:
– Thành phần vô sinh: ánh sáng, độ ẩm, nước, đất, đá, thảm mục…
– Sinh vật sản xuất: các cây gỗ nhỏ, vừa, to, cây leo, cây bụi…
– Sinh vật tiêu thụ: hổ, báo, nai, huơu, chim, khỉ, trâu, bò…
*Chuỗi thức ăn: được mở đầu bằng cây xanh, sau đến động vật ăn thực vật và tiếp nữa là các loài động vật ăn động vật.
Ví dụ: Cây ngô —> sâu ăn lá ngô —> nhái —> rắn hổ mang —> diều hâu.
Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải, sau đến các loài động vật ăn thịt.
*Lưới thức ăn: Là dãy các loài sinh vật có quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng.
+ Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là một mắt xích.
+ Mắt xích này vừa là thức ăn của mắt xích đứng sau, vừa có nguồn là thức ăn là mắt xích đứng trước.
Ví dụ: Cỏ -> Châu chấu -> Ếch -> Rắn.
Câu 4: So sánh quần thể người và sinh vật? Giải thích vì sao có sự khác nhau?
a) Giống nhau:
- Đều là sinh vật sống thành quần thể.
- Đều có các đặc trưng cơ bản cho từng quần thế như tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuồi, mật độ, tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong, sự phân bố, khả năng thích nghi với môi trường...
- Đều bị biến động số lượng theo chiều hướng giảm do sự cố bất ngờ như bão lụt, động đất.
- Đều có cơ chế cân bằng quần thể dựa vào tỉ lệ sinh sản và tử vong.
b) Khác nhau:
- Nhờ có tư duy trừu tượng, con người có các đặc điểm mà quần thể sinh vật khác không có như: văn hóa, giáo dục, thương mại, quân sự, pháp luật, kinh tế, hôn nhân....
- Do luật kết hôn và dân số, ở quần thể người chỉ được một vợ, một chồng và nhiều nhất là hai con. Nhờ vậy, con người chủ động điều chỉnh được mật độ, sự cạnh tranh không gay gắt so với các quần thố sinh vật khác.
- Nhờ vào lao động và tư duy, con người cái tạo thiên nhiên (ngăn sông, trồng rừng, làm mưa....) tự tạo ra môi trường sống thích nghi mà các quần thể sinh vật khác không làm được.
Câu 5: Thế nào là cân bằng sinh học? Cho VD?
- Cân bằng sinh học là số lượng cá thể luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường.
- Ví dụ:
+ Giàn mướp phát triển xanh tốt, bọ xít phát triển mạnh, tăng số lượng nhiều. Tuy nhiên, khi số lượng bọ xít quá nhiều, lượng thức ăn không đủ thì số lượng bọ xít sẽ giảm mạnh.
+ Sau những mùa lụt ở Đồng bằng Sông Cửu Long, số lượng các loài chuột giảm rất mạnh nhưng sau đó nguồn thức ăn dồi dào và sự cạnh tranh không cao nên số lượng chuột lại tăng lên nhanh chóng.
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK