Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 ĐỀ 5: Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn thơ...

ĐỀ 5: Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt

Câu hỏi :

ĐỀ 5: Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng” (Ngữ văn 6, tập 2, trang 72 - 73) Câu 1: Đoạn thơ trích trong văn bản nào? Của ai? Đoạn thơ nhắc đến nhân vật nào? Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt của văn bản chứa đoạn văn trên Câu 3: Chỉ ra những từ láy có trong đoạn thơ. Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật trong khổ thơ thứ hai và nêu rõ tác dụng của nó.

Lời giải 1 :

Câu 1: 

- Đoạn thơ trích trong văn bản Lượm của nhà thơ Tố Hữu. Đoạn thơ nhắc đến chú bé liên lạc nhỏ tuổi Lượm.

Câu 2: 

- Phương thức biểu đạt của đoạn văn bản chứa trong đoạn văn trên là: miêu tả.

Câu 3: 

- Những từ láy có trong đoạn thơ: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

Câu 4: 

- Biện pháp tu từ nổi bật: so sánh

- Tác giả đã dùng biện pháp so sánh để so sánh chú bé Lượm với con chim chích

- Tác dụng: +Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

                   + Làm cho người đọc thấy được hình ảnh chú bé Lượm với dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch, nhanh nhẹn, đáng yêu và hồn nhiên. Hình ảnh Lượm và chú chim chích có nét tương đồng: cả hai đều hồn nhiên, vui tươi nhí nhảnh. Tác giải đã làm nổi bật hình ảnh chú bé Lượm khi so sánh với con chim chích.

Chúc bạn học tốt

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1: Đoạn thơ trích trong văn bản nào? Của ai? Đoạn thơ nhắc đến nhân vật nào?

=>Đoạn thơ trên được trích trong bài Lượm,

    +Tác giả là Tố Hữu

     + Đoạn thơ trên nhắc đến chú bé lượm đang trên đường đi liên lạc

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt của văn bản chứa đoạn văn trên

+ PTBĐ : tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Câu 3: Chỉ ra những từ láy có trong đoạn thơ:

+Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh

Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật trong khổ thơ thứ hai và nêu rõ tác dụng của nó.

+Biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ. 

+Biện pháp so sánh:So sánh những đặc điểm của Lượm để cho người đọc hình dung ra tính cách và hình ảnh của Lượm qua từng câu thơ

+Biện pháp ẩn dụ( đường vàng): Gợi hình ảnh con đường đầy nắng và cánh đồng lúa của quê hương, con đường ấy còn là con đường của ánh sáng cách mạng mà Lượm đang bước đi

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK