1, Nhan đề: Sống bản lĩnh
2,
Họ là những kẻ a dua và chỉ làm theo ý kiến của người khác, nghe theo những ý kiến nào có lợi cho chính mình.
3,
Bởi vì lập trường càng vững vàng, chứng tỏ chúng ta có đầy đủ lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục cho quan điểm, ý kiến của mình đưa ra. Chính vì vậy mà ý kiến của chúng ta đưa ra sẽ thuyết phục với người khác, cũng như thấu tính đạt lý, hướng đến hiệu quả chung trong công việc.
4,
Bài học có ý nghĩa nhất đối với em đó là việc con người hãy dám sống thật bản lĩnh, dám nói lên ý kiến và suy nghĩ của mình. Nhờ vậy mà uy tín và danh dự của chúng ta được xây dựng và tồn tại, ý kiến của chúng ta được tôn trọng và chúng ta nhận được sự kính nể từ những người xung quanh.
***
1,
Có ý kiến cho rằng "Hãy sống thật bản lĩnh để có lập trường vững vàng và ý kiến uy tín". Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Thái độ sống bản lĩnh có nghĩa là con người dám nói lên ước mơ, mong muốn, nguyện vọng, suy nghĩ của chính mình và dám theo đuổi vì những đam mê, hoài bão tốt đẹp ấy. Sống bản lĩnh, sống dũng cảm chính là sống hết mình, không chấp nhận một cuộc sống tầm thường, vô nghĩa. Người có thái độ sống bản lĩnh sẽ dám đối mặt với tất cả vấn đề trong cuộc sống bằng lập trường riêng của chính mình. Họ không dễ dàng bị lung lay bởi những luồng ý kiến khác nhau. Vì họ biết họ cần gì nên những hành động của họ đưa ra đều thực sự đúng đắn và không để lại nuối tiếc sau này. Đồng thời, ý kiến của những người sống bản lĩnh cũng vô cùng có sức nặng và thuyết phục đối với những người xung quanh. Chẳng những thế, sống bản lĩnh cũng là phẩm chất con người nên có để có được một cuộc sống hạnh phúc hơn. Còn gì tuyệt vời hơn điều dũng cảm sống vì những thứ mà mình ước mơ và đam mê? Tóm lại, sống bản lĩnh chính là thái độ sống cần có ở tất cả mọi người để có một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn
*****
Nhà văn Tô Hoài có tên thật là Nguyễn Sen, là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỷ lục trong văn học hiện đại VN. Sau hơn 60 năm lao động nghệ thuật, ông đã có gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí , tự truyện,.... Sáng tác của ông thiên về cuộc sống đời thường và thể hiện được vốn hiểu biết phong phú của mình. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952 in trong tập Truyện Tây Bắc, và sau hơn nửa thế kỷ, đến nay truyện vẫn giữ nguyên được giá trị của nó. Trong truyện, một trong những nhân vật để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất đó là A Phủ. Qua nhân vật này, tác giả không chỉ thể hiện được giá trị nhân đạo mà còn thể hiện được giá trị hiện thực của những con người nghèo khổ ở vùng núi cao Tây Bắc lúc bấy giờ.
Đầu tiên, người đọc thấy được số phận của nhân vật vô cùng nghèo khổ và khó khăn. A Phủ người Háng Bla. Năm mười tuổi, anh mồ côi cả cha lẫn mẹ sau một trận đậu mùa khủng khiếp, sau đó anh bị một người làng đói bụng bắt và đưa xuống bán đổi lấy thóc của người Thái ở dưới cánh đồng. Thế nhưng A Phủ không cam chịu, anh đã trốn thoát lên núi cao, để rồi lưu lạc đến Hồng Ngài. Số phận của A Phủ cũng chính là số phận của những con người nghèo khổ khác lúc bấy giờ.
Thứ hai, ở A Phủ, người đọc thấy được những phẩm chất vô cùng đáng quý. Anh có sự cần cù, chăm chỉ kiếm sống, biết đúc lưỡi cày, lại cày giỏi và đi săn bò tót cũng rất bạo. Công việc thường ngày của anh là đi săn, cái gì cũng phăng phăng. Đồng thời, A Phủ rất khỏe, chạy nhanh như ngựa. Anh trở thành niềm khao khát của bao cô gái trong làng. Giữa cuộc sống khắc nghiệt như thế, A Phủ vẫn giữ được cho mình sự lạc quan, niềm tin vào cuộc sống, vui vẻ và yêu đời. Dẫu cho không có quần áo đẹp, chỉ độc một cái vòng vía trên cổ, A Phủ vẫn cứ cùng trai làng đi tìm người yêu ở các làng trong rừng. Ở anh, người đọc thấy được một tinh thần yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết.
Thứ ba, A Phủ còn là một người yêu chính nghĩa. Vì bất bình, phẫn nộ trước sự độc ác của A Sử, mặc cho A Sử có là con quan thì A Phủ vẫn trừng trị cho hắn ta một bài học đích đáng. Từ đó, người đọc nể phục được sự thiện lương, yêu chính nghĩa và tinh thần hiệp nghĩa của anh.
Về số phận, A Phủ cũng là nạn nhân của hủ tục lạc hậu, nạn nhân của thế lực cường quyền độc ác. Vì đánh con quan, A Phủ bị nhà thống lý bắt về xử kiện, bị tay chân nhà Pá Tra đánh đập dã man. Trước những sự đánh đập tra tấn của nhà thống lý, anh chỉ quỳ, chịu đòn, im như tượng đá bất khuất, gan dạ đến cùng. Cuối cùng, anh phải chịu kiếp sống trâu ngựa để trừ nợ, bị trở thành nô lệ của nhà Pá Tra cho đến khi trả được hết nợ 100 đồng bạc trắng thì thôi. Ta thấy được số phận bị khinh rẻ, bị ngược đãi của A Phủ. Tuy vậy, với khát vọng sống mãnh liệt, anh không cam chịu chết mà tìm cách cứu mình khỏi vòng trói của nhà Pá Tra "cúi xuống, nhay đứt hai vòng dây, nhích dần dây trói một bên tay". Thế nhưng, cha con thống lý lại về và tròng thêm vào cổ anh một cái dây thòng lọng. Sau bao ngày bị hành hạ, hai hõm má anh xám lại vì tuyệt vọng và khổ đau. Còn gì đau đớn hơn khoảnh khắc ta nhận thức được rằng mình sẽ chết, mình đang dần chết đi. Những giọt nước mắt dần lăn xuống, lấp lánh, vì nỗi khát khao được sống, được tự do. Khát khao ấy đã được thể hiện mạnh mẽ hơn bao giờ hết vào khoảnh khắc Mị cắt dây trói cho anh. Sau nhiều đêm bị trói, bị hành hạ, A Phủ đã quỵ xuống. Nhưng tình yêu cuộc sống đã khiến anh vùng dậy và chạy đi, nhanh như cắt không chút do dự. Những bước chạy của anh là bước chạy của sự đấu tranh, của sự phấn đấu vươn đến tự do, giải phóng chính mình. Giữa bóng tối của cuộc đời, sự chạy trốn của A Phủ cũng chính là đang đi tìm cho mình ánh sáng của niềm tin, của tình yêu đời.
Qua đây, nhân vật A Phủ đã được tác giả gửi gắm giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Đó là tiếng nói lên án tố cáo tội ác và sự hoành hành của bọn cường quyền miền núi lên người dân Tây Bắc. Đồng thời, ta cũng thấy được những phẩm chất và vẻ đẹp tâm hồn của những con người lao động để mà trân trọng họ hơn.
Câu 1: Nhan đề là: Lập trường của bản thân.
Câu 2: Những người không có lập trường là những kẻ: Luôn luôn nghe theo ý kiến của 1nguwowif nào đó. Và k bao giờ giữ vững ý kiến của mình.
Câu 3: Theo ý kiến của em là: Lập trường chúng ta vững vàng và chúng ta k nghe theo lời người khác nên mỗi khi làm việc gì đều k phải ý kiến của mình. Nên nếu chúng ta giữ vững lập trường và k nghe theo lời người khác thì ý kiến của chúng ta sẽ có sức nặng hơn theo lối sống cả chúng ta.
Câu 4: Bài học của đoạn trích trên: Những ý nghiwx sâu sắc về một tâm lí vững. Một lập trường vững . Và một lời nói vững từ lập trường của chúng ta và đừng nghe theo người khác khi chúng ta có suy nghĩ của riêng mình.
TLV
Câu 1:
Chúng ta cần sống một cáchs thật bản lĩnh và có lập trường. Vì chúng ta cần bản lĩnh . Khi chúng ta có bản lĩnh. Mọi việc do bản thân chúng ta ngày càng dễ dàng hơn. bản lĩnh là một sự kì thú cho chúng ta. Chúng ta cần bản lĩnh. Chúng ta có bản lĩnh thì k một lời nói nào có thể sai khiến chúng ta. Và khi có bản lĩnh thì chúng ta sẽ có 1 lập trường rất vững.Và 1 lập trường vững là một con virus thiện sẽ đánh bay hết mọi lời nhảm nhí xuôi khiến chúng ta.
Câu 2:
Dạ câu 2 này thì em chưa học tới , mong chị thông cảm ạ!
@Olympia
Chúc anh chị học tốt ạ. Cho em xin phép gửi ảnh nhóm.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK