Việt Nam ta đã trải qua bao nhiêu khó khăn, gian khổ, bom đạn, chết chóc. Ngày nay ta được sống trong thời kỳ hòa bình là do công lao to lớn của những người lính. Qua hình ảnh những chiếc xe không kính, bài thơ đã ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt nam. Khổ thơ thứ 6 lại càng khắc họa được những vẻ đẹp tiêu biểu của họ: những con người đoàn kết, lạc quan và gắn bó keo sơn. Họ -những con người từ nhiều phương trời, nhiều miền quê, nhưng trong thử thách, họ gắn với nhau thành ruột thịt: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời/ Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy/ Võng mắc chông chênh đường xe chạy /Lại đi lại đi trời xanh thêm. Sau mỗi trận mưa bom bão đạn cùng với những chiếc xe bị tàn phá nặng nề hơn, họ lại gặp nhau trong những phút dừng chân ngắn ngủi. Lúc đấy họ thật đẹp về tâm hồn và tình cảm. Chữ “bếp”, hình ảnh “bát đũa”,”chiếc võng”...đều là những gì thân thiết trong ngôi nhà của ông bà, cha mẹ ở hậu phương, làm cho hai chữ “gia đình” ẩm cả khổ thơ tiền tuyến. Trong tâm hồn họ, trời như xanh thêm chứa chan hi vọng lạc quan dào dạt. Điệp từ “lại đi” được lặp lại hai lần gợi tả nhịp sống chiến đấu và hành quân của tiểu đội xe không kính mà không một sức mạnh đạn bom nào có thể ngăn cản nổi. Sự sống không chỉ tồn tại mà còn tồn tại trong một tư thế kiêu hãnh, hiên ngang – tư thế của người chiến thắng. Ta lại nhớ đến truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê cũng kể về tình đồng đội mà thắm thiết hơn cả tình chị em của ba cô thanh niên xung phong. Có thể nói trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật đã có sự phát hiện thật mới mẻ về tình cảm của người lính, của một thế hệ người Việt Nam, với đời sống tình cảm biết bao mới lạ và sâu sắc.
Bài làm
"Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đĩa nghĩa là gia đình đấy"
Cái khái niệm "gia đình" thật lính, thiệt tếu hóm và tình cảm thì chân thật, sâu nặng. Gắn bó với nhau trong chiến đấu, họ càng gắn bó với nhau trong đời thường. Ăn thì phải nấu bí mật bằng bếp Hoàng Cầm, ngủ thì "võng mặc chông chênh đường xe chạy", nhưng có hề chi. Những phút nghỉ ngơi thoáng chốc, cái ăn, giấc ngủ thật giản dị, gian khó nhưng có đồng đội, người lính vẫn vui nhộn, lạc quan và lại hăm hở lên đường
"Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi, trời xanh thêm"
Điệp ngữ "lại đi" và nhịp thơ 2/2/3, khẳng định đoàn xe không ngừng tiến tới, khẩn trương và kiên cường. Hình ảnh "trời xanh thêm" gợi lên tâm hồn lạc quan của người chiến sĩ. Tình đồng đội ở đây có sự cộng hưởng của niềm vui chiến thắng và niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng. Sau những tếu đùa, lạc quan là những suy nghĩ nghiêm trang và đầy sâu sắc. Khổ thơ thứ sáu như cho chúng ta thấy rằng đời sống sinh hoạt của người lính mặc dù thiếu thốn, đói mặt với cái đói, cái rét và cả tính mạng của mình mọi lúc mọi nơi, nhưng có tình đồng chí như tình cảm gia đình ruột thịt vậy, họ sẽ không bao giờ cô đơn
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK