Tham khảo :
Trên đại lộ văn chương, mỗi nhà văn đều tìm cho mình một hướng đi riêng, trong đề tài, lời văn, trong cách sắp xếp, bố cục tác phẩm. Thế nhưng, vẫn có những giao điểm bất ngờ. Và Chí Phèo của Nam Cao, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là điểm gặp gỡ đó. Có ý kiến cho rằng: kết cấu truyện, tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao và tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành đều xây dựng kiểu kết cấu vòng tròn: Hình ảnh mở đầu cǜng là hình ảnh kết thúc tác phẩm. Đây là loại hình kết cấu đặc biệt và hết sức độc đáo.
Là nhà văn quân đội, cây bút của mảnh đất Tây Nguyên, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã ghi dấu trong làng văn với những tác phẩm tiêu biểu, đậm chất sử thi về thời hào hùng bom lửa, những con người, những số phận anh hùng. Và một trong các tác phẩm không thể không kể tới là “Rừng xà nu” – bản hịch thời đánh Mỹ.
Nếu văn học dân tộc là dãy núi non trùng điệp, thì chắc chắn Nam Cao chính là một đỉnh cao của miền non tản đó. Ông là cây bút hiện thực xuất sắc, cùng những tác phẩm xứng đáng liệt vào lhàng kiệt tác. Chí Phèo chính là một tác phẩm như thế. Cả hai nhà văn tuy khác nhau về thế hệ, lại càng khác về thời đại sống, nhưng cả Rừng xà nu và Chí Phèo xứng danh là những tác phẩm lớn. Mà điều làm nên sự thành công đó là cách xây dựng kết cấu truyện theo lối vòng tròn. Tuy nhiên, với Rừng xà nu đó là kết cấu mở, còn Chí Phèo là kết cấu đóng.
Mở đầu tác phẩm Rừng xà nu là bức tranh miêu tả cảnh rừng giữa mưa bom bão đạn vẫn có sức sống kiên cường mạnh mẽ "Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn hình nhọn mǜi tên lao thẳng lên bầu trời”. Khép lại tác phẩm, nhà văn không dùng hình ảnh người anh hùng Tnú giết giết chết tên giặc trong đồn địch hay ánh lửa đỏ rực trong đêm đồng khởi. Nguyễn Trung Thành kết lại câu chuyện bằng hình ảnh của những cánh Rừng xà nu bạt ngàn bất tận như một khúc vĩ thanh cứ ngân vang trong lòng người đọc. Với lối kết cấu này, nhà văn đã tạo nên tính xuyên suốt của hình tượng cây xà nu. Mở đầu, trong thiên truyện, kết thúc là hình ảnh cây xà nu. Cây xà nu trở thành linh hồn, trở thành biểu tượng, làm nên không gian Tây Nguyên,
Mở đầu bằng hình ảnh hàng vạn cây xà nu không cây nào không bị thương, ứa máu, đổ ào như trận bão và kết thúc là những Rừng xà nu chạy tít tắp đến tận chân trời, hay nói cách khác mở đầu là đau thương, mất mát, và kết thúc là sức sống quật cường, bất diệt đã cho thấy vừa là hình ảnh tả thực về sức mạnh của loài cây Tây Nguyên vừa cho thấy ý nghĩa biểu tượng của sức sống, sức mạnh của buôn làng Xô Man, của đồng bào Tây Nguyên, không thể bị quật ngã bởi sự tàn ác của kẻ thù.
Và đọc kỹ, ta còn thấy sự lan mạnh, trỗi dậy, vươn lên, chạy dài mãi của những cánh Rừng xà nu. Nếu mở đầu chỉ gói gọn trong không gian làng Xô man, thì kết thúc, sự sống, sức mạnh của xà nu đã lan ra rộng hơn xa hơn, vượt qua ranh giới của buôn làng nhỏ bé. Đó chính là không gian mới, sức sống, tinh thần vươn ra, là tiếng gọi, khúc vĩ thanh dành cho cả miền Nam anh dǜng. Có thể nói hình ảnh cây xà nu ấy đã mang lại nét đặc trưng riêng cho mảnh đất Tây Nguyên anh hùng. Nói đến mỗi vùng đất, ta thường nghĩ ngay đến những nét riêng. Với người dân Tây Nguyên, bên cạnh cây Kơnia, người ta còn nhắc đến những cánh Rừng xà nu xanh tốt. Cây xà nu mang đậm phong vị Tây Nguyên nó cứ hiện lên trên trang văn của Nguyễn Trung Thành ngày càng rõ nét, chân thực như mang chính hơi thở của mảnh đất này.
Hai tác phẩm đều gây được dấu ấn mạnh mẽ, tạo nên những hình tượng độc đáo, gây ám ảnh, gây những trăn trở trong lòng đọc giả. Hơn thế nữa, đó không chỉ là hình tượng thông thường, Rừng xà nu và cái lò gạch cǜ đã trở thành các hình tượng nghệ thuật. Điều đó chứng tỏ sự tài năng của những ngòi bút lớn. Tuy nhiên, lăng kính, cảm quan thời đại đã làm nên sự khác nhau trong cách xây dựng kết cấu của hai tác phẩm. Với Chí Phèo, đặt trong bối cảnh xã hội dưới gầm trời thực dân nửa phong kiến, Nam Cao không thể có cái nhìn lạc quan và tươi sáng hơn cho nhân vật của mình. Nhưng với Nguyễn Trung Thành, ông viết tác phẩm để gọi dậy sức mạnh của đồng bào Nguyên, mở rộng ra là miền Nam thành đồng tổ quốc, do đó, kết truyện cần có sức lan toả, thể hiện sức sống, sức mạnh bất diệt, phù hợp với không khí thời đại, do đó phải sử dụng kết cấu mở, theo lối vĩ thanh.
Kết cấu vòng tròn là kết cấu phổ biến, nhưng xây dựng cho hay, cho độc đáo, ấn tượng, quen mà không trùng lặp, thực sự là điều không hề dễ dàng. Cả hai nhà văn Nam Cao và Nguyễn Trung Thành đều đã “vượt khó” thành công, điều đó góp phần không nhỏ làm nên sức sống lâu bền của tác phẩm trước sự khắc nghiệt của thời gian.
Rừng xà nu kể về người anh hùng Tnú của dân làng Xô Man, Tây Nguyên, sau thời gian 3 năm đi theo cách mạnh đã trở về làng, Tnú được Bé Heng đón và dẫn về làng. Trở về đây anh gặp lại người thân nhất là Cụ Mết già làng và bà con mừng rỡ đón Tnú.Bà con trong làng tụ tập lại nghe cụ Mết kể về cuộc đời của Tnú, từ Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị giặc chặt đầu, Tnú và Mai phải đi vào rừng để nuôi anh Quyết, được anh dạy nó học chữ. Trong một lần băng rừng Tnú bị giặc bắt, bị tra tấn, Tnú vượt ngục trốn nhưng anh Quyết thì hi sinh.Dân làng quyết tâm phản kháng, nghe tin thì Thằng Dục đưa lũ giặc về vây ráp làng. Bọn giặc không tìm thấy Tnú đã giết chết mẹ con Mai. Căm thù giặc anh tay không ra cứu vợ con, nhưng bị giặc bắt., chúng đốt cháy 10 ngón tay Tnú bằng nhựa xà nu. Tình thế nguy cấp cụ Mết và thanh niên từ rừng xông ra, dùng mác, rựa chém chết lũ ác ôn giải phóng dân làng.Làng Xô Man bừng bừng lửa cháy khắp nơi. Kết thúc truyện cụ Mết, bé Heng, Dít tiễn Tnú ra đi theo cách mạng để đánh đuổi bọn giặc.
@nguyenbao
Not Copy
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK