Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 “Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp ra hàng....

“Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp ra hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ

Câu hỏi :

“Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp ra hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước. Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh”. (Theo Nguyễn Đổng Chi) Câu 3. Xác định và phân tích cấu tạo của các cụm danh từ trong những câu sau: - Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. - Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Câu 4. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì trong đoạn trích trên. Câu 5. Nêu chủ đề của truyện “Thạch Sanh”. Kể tên những truyện đã học hoặc đã đọc cùng chủ đề với truyện “Thạch Sanh” (Kể tối thiểu 03 truyện)

Lời giải 1 :

Đáp án: 

Câu 3: 

- Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận.

-> Cụm danh từ: một bữa cơm 

-> Phân tích cấu tạo

+ Một: phần phụ trước

+ Bữa cơm: Phần trung tâm

- Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa

-> Cụm danh từ: Mấy vạn tướng lĩnh, một niêu cơm tí xíu

-> Phân tích cấu tạo: 

- Mấy vạn: Phần phụ trước

- Tướng lĩnh: Phần trung tâm

- Một: phần phụ trước

- Niêu cơm: phần trung tâm

- Tí xíu: phần phụ sau

Câu 4: Chi tiết thần kì: 

- Niêu cơm thần

-> Thể khiến khát vọng no ấm của của nhân dân, lòng nhân đạo, yêu hòa bình.

- Cây đàn

-> Sự đòi lại công bằng cho Thạch Sanh.

Câu 5: 

- Chủ đề: Cuộc đáu tranh giữa cái thiện và cái ác.

- Kể tên: Cây khế, Tấm Cám, Sọ Dừa.

Bạn tham khảo nha >< Chúc bạn học tốt

Thảo luận

-- Vào nhóm mik khum?

Lời giải 2 :

Câu 3. Xác định và phân tích cấu tạo của các cụm danh từ trong những câu sau:

- Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận.

—> Trong câu có: 

Chủ ngữ: Thạch Sanh

Vị ngữ: sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận.

Thành phần cụm danh từ là: những kẻ thua trận

- Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.

Chủ ngữ: Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh

Vị ngữ: chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.

Thành phần cụm danh từ là: Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ.

Câu 4. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì trong đoạn trích trên.

—> Ta thấy trong đoạn văn có chi tiết thần kì: 

- Niêu cơm thần.

+ Ý nghĩa của chi tiết thần kì: tuy thấy niêu cơm nhỏ nhưng mà chứa rất nhiều cơm, ăn mãi không hết. Làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn, kịch tính, thu hút và mạng lại ý nghĩa về tính nhân văn trong cuộc sống.

Câu 5. Nêu chủ đề của truyện “Thạch Sanh”. Kể tên những truyện đã học hoặc đã đọc cùng chủ đề với truyện “Thạch Sanh” (Kể tối thiểu 03 truyện).

—> Chủ đề truyện: nói về lòng nhân hậu của Thạch Sanh, không tham lam, tranh dành công cán của ai. Luôn hướng về cái thiện để mọi người noi theo.

—> 3 câu chuyện về chủ đề truyện Thạch Sanh: 

- Chàng ngốc và con ngỗng vàng.

- Cây khế.

- Tấm Cám

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK