Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 b) Bài thơ được viết theo thế thơ nào? c)...

b) Bài thơ được viết theo thế thơ nào? c) Hãy nêu nội dung chính của bài thơ? d) Trong bốn câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nếu tác d c

Câu hỏi :

Làm giúp em câu 3 nhá mn Kiu ah

image

Lời giải 1 :

I. Mở bài:
– Giới thiệu được tác giả Nguyễn Quang Sáng
– Giới thiệu được tác phẩm “Chiếc lược ngà”.
– Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Chi tiết “vết thẹo” trên khuôn mặt của ông Sáu.

II. Thân bài:
1. Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn:
– Truyện ngắn là thể tài văn học gần gũi với đời sống hằng ngày, có tác dụng và ảnh hưởng to lớn đến đời sống và nhu cầu thẩm mỹ của độc giả. Ngoài việc đảm bảo những yêu cầu khắt khe của thể loại như: hình thức tự sự cỡ nhỏ, đảm bảo tính tình huống, nhân vật điển hình, thì truyện ngắn luôn đòi hỏi sự có mặt của các chi tiết nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu.
– Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm. Để làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật.
– Nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù: Tầm vóc của người nghệ sỹ có thể được làm nên từ những yếu tố nhỏ nhất. Nhà văn lớn có khả năng sáng tạo được những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm, quan niệm nghệ thuật của mình.
=> Đánh giá giá trị của chi tiết “vết thẹo” trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
2. Phân tích:
* Chi tiết “vết thẹo” xuất hiện 3 lần trong tác phẩm. Lần thứ nhất, phút đầu bé Thu gặp ba; lần thứ hai, qua cuộc trò chuyện với bà ngoại; lần thứ ba, Thu nhận ra ba, hôn cùng khắp, hôn cả vết thẹo.
* Chi tiết này góp phần tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện. Vết thẹo trên mặt ông Sáu là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, nối kết các tình tiết trong truyện, tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút bất ngờ, hợp lý:
– Chỉ vì “vết thẹo” mà bé Thu không nhận ra ba, đối xử với ba một cách lạnh lùng, cự tuyệt.
– Khi được bà ngoại giải thích về “vết thẹo” trên gương mặt ba, mối nghi ngờ của bé Thu về ông Sáu đã được giải tỏa, khiến bé Thu nhận ra ba.
– Khi nhận ra ba, tình cảm, thái độ của em đã thay đổi hoàn toàn. Thu nhận cha, yêu cha, yêu vết thẹo, không muốn chia tay cha
=> Như vậy, chi tiết “vết thẹo” đã tạo nên kịch tính, tình huống truyện làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm.

* Chi tiết nghệ thuật “vết thẹo” góp phần quan trọng làm rõ vẻ đẹp của các nhân vật:
– Ông Sáu yêu nước, dũng cảm,dám chấp nhận hi sinh.
– Bé Thu có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt.

* Chi tiết “vết thẹo” còn thể hiện chủ đề, nội dung tư tưởng của tác phẩm:
– Vết thẹo là chứng tích của chiến tranh, chiến tranh đã gây ra nỗi đau về thể xác và tinh thần cho con người, đã chia cắt nhiều gia đình.
– Chứng tỏ chiến tranh có thể hủy diệt tất cả nhưng không thể hủy diệt được tình cảm con người: cụ thể là tình cha con, tình phụ tử thiêng liêng, sâu nặng.

3. Nhận xét, đánh giá:
– Chi tiết “vết thẹo” trong tác phẩm không chỉ đặc sắc về nội dung, mà còn độc đáo về nghệ thuật.
– Chi tiết cũng góp phần làm cho tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng sống mãi cùng thời gian.

III. Kết bài:

khẳng định lại vấn đề.

dựa vào làm nhé bạn

học tốt nha ~ đừng quên cho minhd ctlhn nhé !

Thảo luận

Lời giải 2 :

          

         "Một truyện ngắn hay là truyện mà ở đó nhà văn sáng tạo được những chi tiết độc đáo". Và trong truyện ngắn"  Chiếc lược ngà" của Nguyễn quang Sáng, nhà văn đã tạo ra chi tiết độc đáo và có ya nghĩa trong việc làm nổi bật chủ đề: ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng bất diệt trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

                Người đọc vô cùng ấn tượng về nhân vật bé Thu là em bé có cá tính mạnh mẽ và tình yêu cha sâu nặng. Bé thủy chung với người cha trong bức hình chụp chung với má. Vì thế, bé cương quyết không nhận anh Sáu là ba. Mặc dù anh luôn mong chờ và"nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu" thể hiện niềm khao khát được nghe con gọi một "ba", đồng thời là ánh mắt của người cha giàu tình yêu thương và độ lượng, nâng niu và gìn giữ tình phụ tử. 

                    Trong buổi chia tay, con bé đứng riêng ra một góc. Đôi mắt đen nó xôn xao thể hiện sự xót xa, yêu thương, chờ đợi, trong cái xôn xao ấy là tất cả. Con bé thét lên  "ba" . Nó dùng cả tay, cả chân quắp chặt lấy người cha. Nó hôn lên mặt, lên má, lên cổ, lên cả vết sẹo dài. Nó nói "Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con" . Điều đó chứng tỏ tình yêu và nỗi nhớ mong người cha trong xa cách đã bị dồn nén bấy lâu nay bùng lên thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt có xen lẫn sự hối hận. Chứng kiến  tình cảm ấy trong cảnh ngộ cha con anh Sáu phải chia li nhiều người không cầm được nước mắt và người kể chuyện (bác Ba) cảm thấy như có bàn tay ai nắm chặt trái tim mình. Nhà văn giúp ta hiểu một thực tế chiến tranh là đồng nghĩa với sự đau khổ, mất mát, với máu và nước mắt. Chính trong khoảnh khắc nghiệt ngã này hơn bao giờ hết, ở con người bừng dậy những tình cảm cao đẹp, đặc biệt, là tình cảm cha con - một thứ tình cảm thiêng liêng, một truyền thống tốt đẹp của người dân VN. Càng trong cảnh ngộ gian khó mất mát thì tình cảm ấy lại càng bừng sáng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

              Qua đó, người đọc có thể cảm nhận được đây chính là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng bất diệt. Giúp người đọc càng thêm yêu, thêm trân quý và biết ơn người cha của mình hơn.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK