Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 Anh hát em nghe khúc hát đồng quê Cho lắng...

Anh hát em nghe khúc hát đồng quê Cho lắng lại vui buồn muôn thuở Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ, Người không thương nhau có rất ít ở trên đời! Anh hát

Câu hỏi :

Anh hát em nghe khúc hát đồng quê Cho lắng lại vui buồn muôn thuở Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ, Người không thương nhau có rất ít ở trên đời! Anh hát em nghe về những con người Sống với đất chết lẫn vào cùng đất Chỉ để lại nụ cười chân thật Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên. Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc... Bao vất vả gian lao đã có gì được hưởng, Ai quên ai khuya sớm nhọc nhằn? Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích: Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong các dòng thơ: Chỉ để lại nụ cười chân thật Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên. Câu 3. Anh/Chị hiểu nội dung các dong thơ sau như thế nào ? Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc... Bao vất vả gian lao đã có gì được hưởng, Ai quên ai khuya sớm nhọc nhằn? Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!?

Lời giải 1 :

Câu 1:

- Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

Câu 2:

- Biện pháp tu từ: So sánh "Nụ cười chân thật như hoa đồng cỏ nội".

- Tác dụng:

+ Tăng tính gợi hình, gợi cảm, gợi tả cho đoạn thơ.

+ Nhấn mạnh giá trị, tầm quan trọng của nụ cười chân thật trong cuộc sống của mỗi con người.

Câu 3:

- Những dòng thơ trên đã mang đến cho ta một nội dung vô cùng ý nghĩa, đó là: Những câu hát mà anh cất giọng lên để ca ngợi về những con người chịu thương, chịu khó; dãi dầm mưa nắng để kiếm miếng cơm manh áo, để sản xuất ra những hạt gạo trắng ngần. 

- Qua câu hát đó, anh đã không ngừng nhắc nhở em phải biết ơn, trân trọng những người cho ta hưởng thành quả.

Câu 4:

- Tôi đồng tình với quan niệm "Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!":

- Vì:

+ Điều đó là hoàn toàn đúng.

+ Trong cuộc sống hiện nay, có rất ít người không thương nhau.

+ Nhân dân ta luôn yêu thương, chia sẻ, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau. Và điều đó đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Thảo luận

Lời giải 2 :

1 ) Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên : Nghệ thuật 

2 ) Chỉ để lại nụ cười chân thật

Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên.

=> Hai câu thơ trên đã sử dụng BPNT so sánh ( như )

=> Tác dụng : Cho thấy được tình yêu làng quê da diết của tác giả , đó đã là một thứ không thể nào chối bỏ 

3 ) Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em

Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc...

Bao vất vả gian lao đã có gì được hưởng,

Ai quên ai khuya sớm nhọc nhằn?

=> Em hiểu những dòng thơ trên như sau : 4 câu thơ trên đã nhắc nhở chúng em cần phải biết quý trọng công lao của những người làm ra hạt gạo, bởi quá trình đó là một quá trình gian khổ, tốn nhiều mồ hôi, công sức mới có thể có được những hạt gạo sạch, thơm, ngon như vậy , họ cày sâu cuốc bẫm, một nắng hai sương vất vả làm ra như vậy thế nên chúng ta cần phải biết quý trọng hạt gạo, biết quý trọng công lao của những người đã làm ra

4 ) Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!?

=> Em không đồng tình với quan điểm trên vì khi con người chúng ta chưa tiếp xúc với nhau thì không thể biết ai tốt , ai xấu, nhưng có một sự thật rằng , trong xã hội này vẫn còn tồn tại rất nhiều tình thương yêu mà con người dành cho nhau , có thể chỉ qua một lần tiếp xúc hay một lần gặp mặt là ta đã cảm thấy quý mến họ 

CHÚC BẠN HỌC TỐT

~ We are one ~

NO COPY !!!!

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK