Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 4) Ta bạc tờng thon 2) Tatlu viên Scamh ở...

4) Ta bạc tờng thon 2) Tatlu viên Scamh ở tuiơngen 3) Ta canh tlong tuiớc luối hoc trong đop 4) Ta ldem Th. hరadg Taql

Câu hỏi :

Giúp mik 4 đề này với

image

Lời giải 1 :

ĐỀ 1: Tả bác trưởng thôn:

#DÀN Ý:

1. Mở bài: Giới thiệu người em định tả: bác tố trưởng dân phố (bác Hưng, bác đã sáu mươi tuổi).

2. Thân bài:

a. Tả ngoại hình:

- Vóc dáng: bác Hưng người tầm thước, tóc đã hoa râm, nước da ngăm ngăm đen.

- Khuôn mặt: phúc hậu, đầy đặn, mắt bác đã có nhiều nếp nhăn, ánh lên tia nhìn vui vẻ, ấm áp.

- Phục sức: ở nhà bác Hưng mặc đồ ngắn. Khi ra phố hoặc lúc có họp tổ dân phố, bác mặc đồ âu lịch sự.

b. Tả hoạt động, tính cách:

- Bác tổ trưởng tính tình hoạt bát, vui vẻ. Bác luôn hoà nhã, thân ái với mọi người.

- Mỗi tháng một lần, bác tổ trưởng dân phố mời các gia đình họp để thông báo tình hình của khu phố, của phường.

- Bác tổ trưởng là người nhân hậu, thường giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn (Bác động viên những gia đình giàu có góp công, góp của giúp đỡ nạn nhân bão lụt, gia đình nghèo, học sinh mồ côi, người già không nơi nương tựa.).

3. Kết luận:

Nêu tình cảm của em đối với bác tổ trưởng dân phố: quý mến, kính trọng.

#BÀI LÀM:

Trong khu phố của em sống có rất nhiều hộ gia đình. Mặc dù vậy, nề nếp sinh hoạt và trật tự của khu phố luôn được chấp hành nghiêm chỉnh. Đó là nhờ một phần lớn vào công lao của bác Thành – tổ trưởng tổ dân phố.

Bác Thành đã bốn mươi bốn tuổi, bằng tuổi ba em. Vóc dáng cao ráo, dáng đi nhanh nhẹn chẳng xứng với mái tóc muối nhiều hơn tiêu, bác rất năng nổ trong việc xóm giềng. Bác ấy có khuôn mặt chữ điền biểu hiện của một người nhiều nghị lực, đôi mắt sáng, tinh anh nói lên lòng nhiệt tình, luôn quan tâm đến mọi người. Ngoài giờ làm việc tại một phân xưởng sản xuất, bác Thành thường lui tới thăm nom những gia đình neo đơn như nhà cụ Hơn, cụ Chiên, chú Hiệu… Đó là các gia đình thương binh liệt sĩ. Công việc của bác rất cụ thể và luôn đạt hiệu quả cao. Năm ngoái, nhờ sự can thiệp và lòng kiên trì của bác Thành mà má Năm, người mẹ liệt sĩ đã có được căn nhà tình nghĩa khang trang cùng một số tiết kiệm do ủy ban quận tặng.

Em thường thấy bác đi đến các nhà trong khu phố, khi thì thu tiền đóng góp cho những hoạt động công cộng. Khi thì bác mời bà con khu phố ra tổng vệ sinh. Thấy bác lúc nào cũng bận rộn với công việc của khu phố, mẹ em thường nói làm tổ trưởng dân phố công việc thì nhiều mà chẳng có quyền lợi gì đâu. Những người làm tổ trưởng dân phố là phải nhiệt tình lắm, có trách nhiệm với bà con lối xóm lắm mới làm được lâu như bác ấy. Quả thực, cứ thứ 7 hàng tuần, bác đến từng nhắc nhở mọi nhà ra làm vệ sinh nên lúc nào đường phố cũng sạch đẹp. Một số người không có ý thức đổ nước ra đường làm ảnh hưởng đến bà con khu phố, bác đến nhắc nhở rất nhiều lần. Một bóng điện đường hỏng, bác thay ngay để đảm bảo ánh sáng cho mọi người đi đường. Có mấy nhà bán vật liệu xây dựng đổ bừa bãi ra đường, bác đến yêu cầu họ dọn dẹp lại ngay. Trong khu phố còn một vài nhà gặp khó khăn, bác đã vận động bà con trong khu phố đóng góp ít nhiều tùy khả năng để giúp họ có thể vượt qua những khó khăn ấy. Bà con khu phố rất quý trọng bác. Ba mẹ em rất kính trọng và cảm phục bác. Ba mẹ em nói bác là người có nhiều đóng góp trong việc đưa khu phố mình trở thành khu phố Văn hóa. Em quý bác lắm. Thỉnh thoảng mình giúp bác đi mời bà con khu phố ra làm tổng vệ sinh hoặc giúp bác mời bà con đi họp.

Bác tổ trưởng dân phố gần gũi và tốt bụng biết bao. Nhìn bác em thấy yêu quý như yêu chính ông của mình. Có lúc em đã tưởng tượng bác như một ông tiên trong câu chuyện cổ tích.

ĐỀ 2: Tả thư viện xanh ở trường em:

#DÀN Ý:

Xin lỗi không biết làm!

#BÀI LÀM:

Trường tôi nằm trên con phố nhỏ của một thành phố nhộn nhịp. Tháng ngày vẫn êm đềm trôi qua với tiếng giảng bài của thầy cô và những trò nghịch ngợm vang trời của lũ học trò “nhất quỷ, nhì ma...”. Tôi cũng chẳng buồn quan tâm khái niệm “thư viện” làm gì nếu không có chuyện trong một lần thi cuối kỳ cả lớp tôi hầu hết bị điểm kém. Nếu đề bài cứ như mọi khi thì chẳng cần đọc quyển sách nào học sinh chúng tôi cũng đều làm được hết, vì đáp án đã nằm sẵn trong vở rồi, cứ thế mà bê nguyên si. Đằng này, đề bài lại mở rộng, yêu cầu học sinh phải thực sự chịu khó tìm tòi, tham khảo thêm tài liệu liên quan đến vấn đề đó thì mới đạt yêu cầu. Chúng tôi ngớ hết cả ra khi đọc đề bài. Cô giáo cũng đã dặn chúng tôi lên thư viện trường đọc thêm sách, nhưng chẳng đứa nào chú tâm đến. Sau lần điểm kém nhớ đời ấy, chúng tôi đã ý thức được tầm quan trọng của việc đọc và học, nhưng biết bắt đầu như thế nào khi chúng tôi chẳng có điểm đến thực sự tạo hào hứng, say mê cho những học trò hiếu động thích bay bổng, thích mới mẻ và năng động. Trường có 6 máy vi tính để phục vụ cho tra cứu sách, mỗi năm thường được các tổ chức nước ngoài tặng sách, nên thường xuyên có nhiều sách mới, sách hay cho học sinh tham khảo... Còn trường tôi thì sao? Đã quá quen với ý nghĩ thư viện trường là nơi có cô thủ thư nghiêm khắc với một mớ sách cũ rích, lũ học trò chúng tôi đâm ngại vào thư viện. Bạn nào chăm lắm thì một tuần đến thư viện một lần, chủ yếu đến tìm các tác phẩm văn học, tiểu thuyết kinh điển khi được giáo viên hướng dẫn hay ra đề kiểm tra, thi cử. Số đầu sách thì nghèo nàn, ít cập nhật sách mới. Sách tham khảo chất lượng cao, phù hợp yêu cầu nâng cao kiến thức còn thiếu. Sách không cần thì nhiều, sách muốn đọc lại không có. Thủ tục mượn sách thì rườm rà. Đứng chờ cả buổi có khi chỉ mượn về được quyển sách giấy đen, mối xông lỗ chỗ. Thường xuyên sẽ phải nghe câu trả lời khô khan của cô thủ thư, nào là “sách bạn khác mượn rồi”, “sách này không có” mặc dù tên sách vẫn có trong các phích mục lục của thư viện. Bàn ghế thì lèo tèo vài cái. Nếu cả lớp chúng tôi mà hứng chí kéo lên thư viện học hết thì chắc chắn phải mang theo ghế mà ngồi. Và tôi chắc rằng sẽ còn nhiều bạn nữa cũng chưa bao giờ bước chân vào thư viện trường mình, chưa bao giờ ý thức được việc đến thư viện là một việc quan trọng và cần thiết. Theo cảm nhận của riêng tôi, tuy đã có nhiều thư viện trường học được quan tâm đầu tư, nhưng phần lớn các thư viện trường chỉ là hình thức, cứ mở cửa mỗi sáng rồi đóng cửa mỗi chiều, hầu như chẳng mấy ai ngó ngàng đến. Học sinh chúng tôi nhiều khi rất thụ động trong việc nghe giảng, thầy cô cứ đọc, học sinh cứ chép. Giá như trong các buổi học, thầy cô giáo nói nhiều hơn về phương pháp học, hướng dẫn cho chúng tôi đọc những quyển sách tốt tại thư viện, rồi vào những buổi học sau cô kiểm tra kết quả của việc đọc đó. Chúng tôi sẽ được thoả sức nói về những cái mình đã được đọc, nói về suy nghĩ và cảm nhận của mình cùng những bài học bổ ích từ sách. Chúng tôi rất muốn được tham dự những buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt khối có chủ đề bàn luận, thuyết trình, kể chuyện về những cuốn sách đã đọc ở thư viện trường. Như thế chúng tôi sẽ được thể hiện khả năng hùng biện của chính mình, sẽ có bản lĩnh hơn trong bước đường phía trước và hơn hết sẽ có động lực trong việc đến thư viện trường đọc và học một cách say mê. Tôi còn nhớ những lần được theo mẹ đi xem triển lãm sách ở thư viện trung ương, được xem triển lãm báo xuân mỗi khi Tết đến. Những quyển sách, tờ báo được trưng bày theo chủ đề đã rất hấp dẫn tôi. Mong rằng trường chúng tôi cũng sẽ tổ chức những buổi trưng bày nhỏ để học sinh được tham gia, được khuyến khích nâng cao tri thức từ sách báo qua cầu nối thư viện trường mình. Trường chúng tôi, có lẽ nguồn kinh phí dành cho thư viện còn thấp nên cơ sở vật chất, sách báo và cả cán bộ thư viện đều thiếu. Nhưng nhìn sang trường bạn tôi, cũng khó khăn nhưng vì các thầy cô đã vận động học sinh "Góp một cuốn để đọc nhiều cuốn sách" nên các bạn vẫn có sách đọc thường xuyên và càng có ý thức đóng góp cho tủ sách chung đó thêm phong phú. Thực ra chúng tôi cũng thật lắm đòi hỏi trong khi chính mình còn chưa có ý thức rèn luyện, tu dưỡng. Có nhiều bạn được học ở những trường có thư viện tốt nhưng chưa biết khai thác triệt để nguồn sách báo dồi dào. Nếu như chúng tôi có thể được mượn sách một cách nhanh chóng, ít thủ tục rườm rà thì chắc chắn sẽ rất tích cực vào thư viện. Chúng tôi tìm đến sách và cũng mong được sách tìm đến. Chẳng hạn ở trường có bảng tin, nếu có thông tin sách hay, sách mới trên đó, nhất định chúng tôi sẽ quan tâm ngay. Hoặc thầy cô giáo mỗi ngày nói với học sinh về một cuốn sách, một bài thơ, bài văn ý nghĩa thì chúng tôi chắc sẽ thấy hứng thú hơn để tìm đọc sách. Mấy đứa bạn tôi bảo rằng, giá như thư viện trường mình có nhiều sách truyện hay, nhiều sách hướng dẫn học tốt, sách được đọc thoải mái không cần mất thời gian mượn lâu thì các bạn sẽ lên thư viện đều đều.

ĐỀ 3: Tả cảnh trường em lúc buổi học.

#DÀN Ý:

I. Mở bài: Giới thiệu quang cảnh buổi sáng trường em đang học

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng đều trải qua thời cắp sách đến trường. Mười hai năm học, một quãng thời gian vô cùng dài của một đời người. quảng thời gian đó, mang lại cho chúng ta vui buồn, bao cảm xúc khác nhau. Nhưng dù bạn học bất kì trường nào bạn đã từng trải qua những giây phút trước buổi học. Đó thời gian gian chúng ta thoải mái và bận rộn nhất.

II. Thân bài:

1. Tả bao quát trường em trước buổi học

- Trường em có diện tích khá lớn

- Có các tòa nhà cao và các hàng cây xanh mát

- Cổng trường màu xanh rất rộng lớn

- Buổi sáng mát lành, trong xanh

- Tiếng chim rả rích

- Sân trường tấp nập

2. Tả chi tiết trường em trước buổi học

- Sân trường lặng in, có vài học sinh đến sớm

- Những học sinh đến sơm, người thì quét rác, người thì kê lại bàn ghế

- Khi trời bắt đầu sáng thì sân trường tấp nập hơn, học sinh đến đông hơn

- Những hoạt động trước buổi học: có vài bạn chơi đá cầu, nhảy dây, lò cò, có vài bạn trêu đùa nhau,….

- Các thầy cô bắt đầu đến trường, thầy cô tắt máy xuống xe dắt xe vào trường

- Đến đúng 7h kém 15 thì trống đánh, đó là giờ các bạn có đầy đủ trong lớp để sinh hoạt đầu giờ, các đội cờ đỏ đi làm nhiệm vụ

- Đúng 7h, các bạn vào lớp học, trường yên lặng hẳn đi

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về trường

- Em rất yêu trường

- Em hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt

#BÀI LÀM:

Không biết từ lúc nào, đến trường sớm đã trở thành một thói quen của em. Đi trên đường, em có thể thư thả lắng nghe những âm thanh đầu tiên của ngày mới, lặng ngắm thiên nhiên vừa mới vươn mình thức giấc. Hơn thế nữa, đi học sớm, em còn được ngắm nhìn và quan sát khung cảnh ngôi trường yêu dấu trước buổi học.

Nhìn từ xa, em đã thấy hình ảnh ngôi trường hiện ra thấp thoáng sau những rặng cây cao vút, đẹp như một bức tranh. Cổng trường như đang dang tay chào đón học sinh. Ngôi trường với ba dãy nhà hình chữ U được sơn màu vàng của em đây rồi. Không khí hôm nay mới trong lành, mát mẻ làm sao. Bầu trời cao và trong xanh vời vợi, vài áng mây trắng đang lững lờ trôi. Ông mặt trời đang chiếu những tia nắng tinh khôi đầu tiên của ngày mới xuống mặt đất, những tia nắng tinh nghịch đang nhảy múa trên cành cây, kẽ lá. Cái nắng ấy làm cho ta cảm thấy dễ chịu chứ không chói chang, gay gắt như nắng của buổi trưa. Vài giọt sương còn cố bám dai trên những chiếc lá lung linh như những hạt ngọc, phải chăng sương chính là ngọc của đất trời? Những cây bàng, cây phượng dường như cũng trẻ trung hơn khi được thấm đẫm những gì tinh túy nhất của đất trời. Những chú chim vừa chuyền cành vừa ríu rít hót lên bài ca chào mừng một ngày mới tốt lành. Từng cơn gió mát thổi khắp sân trường, làm cho lá quốc kì màu đỏ tươi tung bay trong nắng sớm. Những cánh cửa màu xanh đã được mở toang để đón chúng em vào lớp.

Các bạn học sinh đến trường ngày càng đông. Ngoài cổng trường, một số bạn được đưa đi học chào bố mẹ xong là vui vẻ chạy vào sân trường. Cũng có vài bạn đến từ sớm để làm công việc trực nhật, tiếng chổi của các bạn sột soạt nghe thật vui tai. Những bạn khác không trực nhật thì ngồi trên ghế đá trò chuyện vui vẻ, ôn lại bài cũ hoặc chuẩn bị bài cho thật tốt. Có nhóm đang bắt đầu những trò chơi quen thuộc như: bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột, nhảy dây... Chẳng mấy chốc, sân trường tràn ngập tiếng nói cười của học sinh. Thầy cô giáo sải bước trên sân trường, gặp học sinh của mình thì mỉm cười đầy trìu mến. Tà áo dài của các cô bay bay trong gió. Trên tay thầy cô nào cũng là quyển giáo án, bước về phía lớp học để chuẩn bị bài giảng cho ngày hôm nay.

Ngắm nhìn quang cảnh trường trước buổi học, em cảm thấy yêu mái trường của mình hơn. Nơi đây đã dìu dắt em nên người, chắp cánh cho những ước mơ của em, thầy cô là những người lái đò thầm lặng đưa em đến chân trời của tri thức, bạn bè như những người anh em thân thiết chia sẻ với em mọi buồn vui trong cuộc sống.

ĐỀ 4: Tả một đêm trăng đẹp.

#DÀN Ý:

I) Mở bài: Như thường lệ, giữa tháng trăng sáng vằng vặc, em lại ra vườn ngắm trăng.

II) Thân bài:

1. Trời vừa chập choạng tối:

- Màn đêm buông xuống phủ trùm lên cảnh vật.

- Nhà nhà đang lên đèn.

- Trăng từ từ lên cao ở phía ngọn cau.

2. Trời đang vào đêm:

- Không gian trong vắt.

- Cảnh vật lặng im như nghiêm trang chờ đón vầng trăng lên ngự trên đỉnh đồi.

3. Trong đêm:

- Trăng cao sáng vằng vặc như gương.

- Trong vườn lá cây xanh rì thấm đẫm ánh trăng.

- Nước ao lóng lánh, tiếng tôm búng càng tiếng cá đớp trăng.

- Tiếng côn trùng rỉ rả đây đó như vui hát dưới trăng.

4. Vào khuya:

- Tiếng gió khẽ khàng lay động cành cây ngọn lá.

- Ánh trăng lung linh làm lóng lánh giọt sương đêm.

- Mọi vật như sống động hơn, huyền ảo hơn.

- Trăng vàng tràn đầy ánh sáng.

III) Kết bài:

- Đêm trăng sáng đẹp càng làm em yêu mến quê hương mình hơn.

#BÀI LÀM:

Nhắc đến làng quê của mình, mỗi người sẽ có một ấn tượng riêng, với tôi, có lẽ ấn tượng sâu sắc nhắc đó chính là những đêm trăng sáng trong ngày Tết trung thu được chơi đùa vui vẻ quanh xóm làng. Đến bây giờ, những kí ức ấy vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí tôi.

Thường thì mỗi năm, trăng thường sáng nhất vào những ngày rằm, tuy nhiên, trăng vào rằm tháng tám là rực rỡ và đặc biệt nhất, nó cũng gắn liền với ngày Tết trung thu của lũ trẻ chúng tôi. Năm nào cũng vậy, đến đêm trung thu, chúng tôi lại háo hức đón chờ ánh trăng sáng rực rỡ ló dạng trên bầu trời. Khi bóng tối dần buông xuống, ánh trăng ẩn hiện mờ ảo sau những đám mây mỏng, sau đó dần dần hiện rõ trên bầu trời. Trăng đêm trung thu quả thực rất đẹp, ông trăng hiền hậu, tròn vành vạnh như cái đĩa của bà, ánh trăng vàng tinh khiết, trong vắt, deo dắt muôn vàn ánh sáng xuống muôn nơi. Không gian như tắm mình trong ánh trăng sáng. Cánh đồng quê yên bình đung đưa nhấp nhô trong gió như tấm thảm khổng lồ được nhuộm bằng bóng trăng lấp lánh. Phía xa xa, ánh trăng soi mình dưới mặt sông phẳng lặng, hiền hòa, cả dòng sông tràn ngập ánh sáng rực rỡ. Nơi lũy tre đầu làng, từng tốp trẻ con tụ tập chơi đùa vui vẻ, bóng trăng ẩn hiện sau những rặng tre già như lắng nghe, ngắm nhìn lũ trẻ con nô đùa.
Hôm nay con đường làng sáng và tấp nập hơn mọi khi, ánh trăng men theo từng cung đường, deo dắt ánh sáng cả quãng đường đi, tiếng trống, tiếng hát ồn ã, sôi nổi vang lên của lũ trẻ chúng tôi trong đêm trung thu vui vẻ.

Đứa nào đứa nấy đều tràn ngập niềm vui, hứng khởi, chúng mang đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân thắp sáng cả quãng đường đi, tiếng trống, tiếng nhạc vang lên rộn rã những khúc ca đêm trung thu náo nhiệt, tràn đầy niềm vui, những nụ cười, tiếng nói rộn ràng, ầm ĩ như xua đi cái không gian của đêm tối. Ánh trăng đi theo từng bước chân của đám trẻ con trong xóm, như hòa vào trong niềm vui, sự say sưa cùng với con người, cùng với vạn vật. Khắp nơi, ánh trăng vàng rực rỡ khiến cho không gian đêm trung thu nơi làng quê vốn yên bình ấy bỗng trở nên đầy ấm áp, xốn xang. Đêm khuya, bầu không khí làng quê lại trở về với sự yên tĩnh, vạn vật chìm trong giấc ngủ dường như chỉ còn nghe thấy tiếng côn trùng kêu, tuy vậy, vầng trăng vẫn luôn ngự trị trên bầu trời, tỏa sáng rực rỡ như ôm ấp lấy giấc ngủ của con người.

Trăng mãi như một người bạn gắn bó với cuộc sống của làng quê yên bình.Sau này, dù có đi đâu xa, tôi cũng sẽ không bao giờ quên những đến trăng sáng, đặc biệt là đêm trăng trong những ngày lễ trung thu ở quê hương tôi, gắn với biết bao kỉ niệm tươi đẹp.

Thảo luận

Lời giải 2 :

1.Bác trưởng thôn của làng em tên là Sơn. Bác là một người nông dân cần mẫn, hiền lành và có trách nhiệm với công việc của mình. Bởi vậy mà em rất kính trọng bác. Bác Sơn năm nay đã 55 tuổi. Dáng người bác cao, gầy. Mái tóc bạc bạc hết nửa đầu, cắt ngắn để lộ vầng trán rộng với những nếp nhăn theo thời gian. Bác có đôi mắt đen và khá sâu, trong ánh mắt chứa chan sự ưu tư và nỗi lo toan bao công việc bộn bề. Làn da bác đen, rám nắng. Nụ cười tươi để lộ hàm răng trắng, nụ cười bác trông thật hiền hậu, ấm áp. Bác khoác lên mình bộ quần áo bộ đội màu nâu đất, đội chiếc mũ cối xanh bạc, sờn theo thời gian. Khắp người bác toát lên vẻ chất phác, bình dị, điềm đạm của một người gắn bó với ruộng đồng. Đặc biệt, bác Sơn có giọng nói trầm ấm, dễ nghe. Mỗi khi thôn có việc cần họp bàn là tiếng loa phát thanh vang lên, giọng bác vang rõ, thông báo thời gian, địa điểm tập trung để họp cho các hộ gia đình. Thỉnh thoảng, bác còn hát cho mọi người nghe, bác hát rất hay, mỗi khi giọng bác cất lên là mọi mệt mỏi dường như được xua tan. Bác luôn mẫu mực, làm gương cho mọi người. Mỗi sáng, bác đều dậy sớm tập thể dục, vận động mọi người trong thôn tập thể dục để rèn luyện sức khoẻ, đặc biệt là các cụ già. Bác cũng chăm lo ruộng vườn, lấy nước tưới tiêu cho mọi người, đến mùa hạn, mảnh ruộng nào cũng được cung cấp nước đầy đủ một phần là nhờ công lao của bác. Bác Sơn cũng không ngại khó nhọc, vất vả, cùng xuống ruộng nhỏ cỏ, bón phân cho ruộng lúa, làm việc cùng mọi người. Bác đi nhiều nơi, học hỏi kinh nghiệm làm vườn, tìm các giống lúa năng suất để nâng cao sản lượng cho bà con trong thôn. Là một vị trưởng thôn đầy trách nhiệm, bác luôn chăm lo đến đời sống mọi người. Gia đình nào còn khó khăn, bác cố gắng hỗ trợ kinh tế để làm ăn, giúp đỡ những người tàn tật. Bác cũng quan tâm đến sự học của con em trong thôn, quỹ khuyến học khuyến tài do bác lập ra luôn hỗ trợ kịp thời cho những bạn vươn lên học giỏi, có thành tích xuất sắc trong học tập. Bác còn xin thêm các nguồn hỗ trợ từ người quen có điều kiện để hỗ trợ các sinh viên thì đại học. Nhờ tấm lòng cao cả và nhân ái đó của bác mà bao gia đình đỡ vất vả, mọi người ai cũng yêu quý bác cả. Mọi công việc được xã giao nhiệm vụ, bác Sơn luôn hoàn thành xuất sắc, thôn xóm ngày càng đi lên, phát triển hơn. Mấy năm liền, thôn chúng em được xã nhà công nhận là thôn văn hoá, bằng khen của huyện đã chứng minh cho sự nỗ lực và cố gắng của bác cũng như các thành viên trong thôn. Bác trưởng thôn luôn mãi là hình ảnh đẹp trong tâm trí em. Nhờ bác mà tình đoàn kết, gắn bó của mọi người càng bền chặt hơn.

2.Trường tôi nằm trên con phố nhỏ của một thành phố nhộn nhịp. Tháng ngày vẫn êm đềm trôi qua với tiếng giảng bài của thầy cô và những trò nghịch ngợm vang trời của lũ học trò “nhất quỷ, nhì ma...”. Tôi cũng chẳng buồn quan tâm khái niệm “thư viện” làm gì nếu không có chuyện trong một lần thi cuối kỳ cả lớp tôi hầu hết bị điểm kém. Nếu đề bài cứ như mọi khi thì chẳng cần đọc quyển sách nào học sinh chúng tôi cũng đều làm được hết, vì đáp án đã nằm sẵn trong vở rồi, cứ thế mà bê nguyên si. Đằng này, đề bài lại mở rộng, yêu cầu học sinh phải thực sự chịu khó tìm tòi, tham khảo thêm tài liệu liên quan đến vấn đề đó thì mới đạt yêu cầu. Chúng tôi ngớ hết cả ra khi đọc đề bài. Cô giáo cũng đã dặn chúng tôi lên thư viện trường đọc thêm sách, nhưng chẳng đứa nào chú tâm đến. Sau lần điểm kém nhớ đời ấy, chúng tôi đã ý thức được tầm quan trọng của việc đọc và học, nhưng biết bắt đầu như thế nào khi chúng tôi chẳng có điểm đến thực sự tạo hào hứng, say mê cho những học trò hiếu động thích bay bổng, thích mới mẻ và năng động. Trường có 6 máy vi tính để phục vụ cho tra cứu sách, mỗi năm thường được các tổ chức nước ngoài tặng sách, nên thường xuyên có nhiều sách mới, sách hay cho học sinh tham khảo... Còn trường tôi thì sao? Đã quá quen với ý nghĩ thư viện trường là nơi có cô thủ thư nghiêm khắc với một mớ sách cũ rích, lũ học trò chúng tôi đâm ngại vào thư viện. Bạn nào chăm lắm thì một tuần đến thư viện một lần, chủ yếu đến tìm các tác phẩm văn học, tiểu thuyết kinh điển khi được giáo viên hướng dẫn hay ra đề kiểm tra, thi cử. Số đầu sách thì nghèo nàn, ít cập nhật sách mới. Sách tham khảo chất lượng cao, phù hợp yêu cầu nâng cao kiến thức còn thiếu. Sách không cần thì nhiều, sách muốn đọc lại không có. Thủ tục mượn sách thì rườm rà. Đứng chờ cả buổi có khi chỉ mượn về được quyển sách giấy đen, mối xông lỗ chỗ. Thường xuyên sẽ phải nghe câu trả lời khô khan của cô thủ thư, nào là “sách bạn khác mượn rồi”, “sách này không có” mặc dù tên sách vẫn có trong các phích mục lục của thư viện. Bàn ghế thì lèo tèo vài cái. Nếu cả lớp chúng tôi mà hứng chí kéo lên thư viện học hết thì chắc chắn phải mang theo ghế mà ngồi. Và tôi chắc rằng sẽ còn nhiều bạn nữa cũng chưa bao giờ bước chân vào thư viện trường mình, chưa bao giờ ý thức được việc đến thư viện là một việc quan trọng và cần thiết. Theo cảm nhận của riêng tôi, tuy đã có nhiều thư viện trường học được quan tâm đầu tư, nhưng phần lớn các thư viện trường chỉ là hình thức, cứ mở cửa mỗi sáng rồi đóng cửa mỗi chiều, hầu như chẳng mấy ai ngó ngàng đến. Học sinh chúng tôi nhiều khi rất thụ động trong việc nghe giảng, thầy cô cứ đọc, học sinh cứ chép. Giá như trong các buổi học, thầy cô giáo nói nhiều hơn về phương pháp học, hướng dẫn cho chúng tôi đọc những quyển sách tốt tại thư viện, rồi vào những buổi học sau cô kiểm tra kết quả của việc đọc đó. Chúng tôi sẽ được thoả sức nói về những cái mình đã được đọc, nói về suy nghĩ và cảm nhận của mình cùng những bài học bổ ích từ sách. Chúng tôi rất muốn được tham dự những buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt khối có chủ đề bàn luận, thuyết trình, kể chuyện về những cuốn sách đã đọc ở thư viện trường. Như thế chúng tôi sẽ được thể hiện khả năng hùng biện của chính mình, sẽ có bản lĩnh hơn trong bước đường phía trước và hơn hết sẽ có động lực trong việc đến thư viện trường đọc và học một cách say mê. Tôi còn nhớ những lần được theo mẹ đi xem triển lãm sách ở thư viện trung ương, được xem triển lãm báo xuân mỗi khi Tết đến. Những quyển sách, tờ báo được trưng bày theo chủ đề đã rất hấp dẫn tôi. Mong rằng trường chúng tôi cũng sẽ tổ chức những buổi trưng bày nhỏ để học sinh được tham gia, được khuyến khích nâng cao tri thức từ sách báo qua cầu nối thư viện trường mình. Trường chúng tôi, có lẽ nguồn kinh phí dành cho thư viện còn thấp nên cơ sở vật chất, sách báo và cả cán bộ thư viện đều thiếu. Nhưng nhìn sang trường bạn tôi, cũng khó khăn nhưng vì các thầy cô đã vận động học sinh "Góp một cuốn để đọc nhiều cuốn sách" nên các bạn vẫn có sách đọc thường xuyên và càng có ý thức đóng góp cho tủ sách chung đó thêm phong phú. Thực ra chúng tôi cũng thật lắm đòi hỏi trong khi chính mình còn chưa có ý thức rèn luyện, tu dưỡng. Có nhiều bạn được học ở những trường có thư viện tốt nhưng chưa biết khai thác triệt để nguồn sách báo dồi dào. Nếu như chúng tôi có thể được mượn sách một cách nhanh chóng, ít thủ tục rườm rà thì chắc chắn sẽ rất tích cực vào thư viện. Chúng tôi tìm đến sách và cũng mong được sách tìm đến. Chẳng hạn ở trường có bảng tin, nếu có thông tin sách hay, sách mới trên đó, nhất định chúng tôi sẽ quan tâm ngay. Hoặc thầy cô giáo mỗi ngày nói với học sinh về một cuốn sách, một bài thơ, bài văn ý nghĩa thì chúng tôi chắc sẽ thấy hứng thú hơn để tìm đọc sách. Mấy đứa bạn tôi bảo rằng, giá như thư viện trường mình có nhiều sách truyện hay, nhiều sách hướng dẫn học tốt, sách được đọc thoải mái không cần mất thời gian mượn lâu thì các bạn sẽ lên thư viện đều đều.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK