Dân tộc ta có một truyền thống đấu tranh chống xâm lược. Bao thế hệ cha ông đã nối tiếp nhau đứng lên chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc và viết nên những trang sử oai hùng. Trong giai đoạn chống Pháp gay go ác liệt, để động viên cổ vũ lòng yêu nước của toàn dân, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II năm 1954 trong bài viết Tinh thần yêu nựớc của nhân dân ta, Hồ Chủ tịch đã khẳng định:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
Thật vậy, lòng yêu nước đã trở thành truyền thống, phẩm chất của con người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tình cảm này có khi được thực hiện bằng những hành động cụ thể, nhiều lúc thể hiện qua thơ ca. Đã có biết bao chiến sĩ, nhà thơ đã mượn lời thơ để bày tỏ tấm lòng yêu quê hương của mình.
Trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là một minh chứng hùng hồn nhất của lòng yêu nước:
Một xin rửa sạch thù nhà
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
Đầu mùa xuân 1077 chiến thắng trên sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt đánh tan 4 vạn quân Tống xâm lược đã khẳng định chủ quyền dân tộc. Ta làm sao quên được bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên tương truyền của Lý Thường Kiệt ngân nga trong ngôi đền bên sông ấy:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
(Sông núi nước Nam)
Chính lòng yêu nước mãnh liệt ấy mà Trần Quốc Tuấn đã phải thốt lên những lời tâm sự thiết tha và đầy chân thành:
Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối,- ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa,… dẫu cho trăm thân này phơi ngoài%nôi cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
(Hịch tướng sĩ)
Và đêm đêm giấc ngủ không tròn, Nguyễn Trãi cứ mải lo nghĩ đến quê hương đất nước:
Những trằn trọc trong cơn mộng mị
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.
Đến lúc thực dân Pháp xâm lược nước ta, tinh thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.
Với giọng thơ hào hùng, Phan Bội Châu, con người tài cao chí lớn, dù bị giam trong nhà lao vẫn tự hào, vẫn không mất nhuệ khí của người trai:
Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thi hẵng ở tù
(Cảm giác vào nhà ngục Quàng Đông)
Đối với người yêu nước, những tù đày khổ sở mà bọn giặc cố tình hành hạ cũng không làm cho họ chùn bước ngã lòng, mà ngược lại đó là dịp để cho “người lỡ bước” thể hiện khí phách của mình:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con
(Độp đá ở Côn Lôn)
Mang một nỗi trăn trở khôn nguôi trước thực trạng của đất nước, người trai như gánh nặng một trọng trách là không thể thốt thành lời. Trần Tuấn Khải đã mượn hình ảnh cô gái “gánh nước đêm” để trang trải nỗi lòng mình khi đứng trước thời cuộc, trước cảnh đất nước bị nô lệ.
Em bước chân ra
Con đường xa tít
Non sông mù mịt
Gánh nặng em trở ra về…
… Nước non gánh nặng
Cái đức ông chồng’hay hãi có hay?
Em trở vai này….
Từ năm 1930, cuộc đấu tranh giành độc lập được tiến hành dưới ngọn cờ của giai cấp vô sản, những người thanh niên trẻ yêu nước, giác ngộ lí tưởng sẵn sàng hiến dâng đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
(Từ ấy – Tổ Hữu)
Cũng trong lúc này, những tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm của giới thanh niên trẻ đáng để chúng ta khâm phục. Họ là những chiến sĩ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” như Lý Tự Trọng, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu… những người đã viết lên những trang sử oai hùng.
Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét và tiêu biểu nhất là hình rợng Bác Hồ, người cha già của dân tộc, vị lãnh tụ đáng kính, là linh hồn cuộc kháng liến. Bác đã từ bỏ tuổi thanh xuân của mình ra đi tìm đường cúu nước và luôn mang trong mình một quyết tâm đánh đuổi kẻ thù giành lại tự do cho dân tộc. Trong ngục tù, Bác đã an trọc suốt đêm vì mải lo nghĩ đến sự nghiệp cách mạng còn dang dở:
Một canh… hai canh… lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
(Không ngủ dược – Hồ Chí Minh)
Và truyền thống ấy được dân tộc ta phát huy tới đỉnh cao nhất trong lịch sử đấu tranh lông ngoại xâm – cuộc chiến chống Mĩ cứu nước. Giai đoạn này toàn dân trẻ, già, trai, íi… đều hiến dâng sức lực, trí tuệ của mình để tham gia vào cuộc đấu tranh giữ nước:
Lớp cha trước, lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành.
Và cũng có biết bao tấm gương yêu nước của các chiến sĩ cách mạng đã làm cho kẻ thù khiếp sợ. . . như anh Nguyễn Văn Trỗi với chín phút cuối cùng của đời anh giống như anh) như chị Sáu vẫn hiên ngang giữ được phẩm chất anh hùng của mình trước cái chết gần kề (Hòn đất); như anh giải phóng quân kiên cường dũng cảm trên đường băng Tân Sơn Nhất:
…Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường.
Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ.
(Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân;
Rõ ràng với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã viết tiếp những trang sử vàng của Lê Lợi, Quang Trung:
Chi Lăng bài học thuở xưa
Người đi thì có, người về thì không
Lòng yêu nước đã khiên cho nhân dân ta có sức mạnh phi thường vượt qua mọi bó khăn gian khổ, chiến thắng bọn cướp nước và bán nước. Đáng tự hào thay sự hi sinh cao cả đầy anh dũng của những người con nước Việt.
Có thể nói lòng yêu nước của dân tộc ta là nhân tố quyết định thắng lợi trong khi cuộc đấu tranh chống xâm lược để bảo vệ Tổ quốc. Em nguyện sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha anh đã ngã xuống vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc của nhân dân.
A. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề
- Nêu vấn đề: Bác Hồ nói: "Nhân dân ta có lòng yêu nước".
B. Thân bài
1. Giải thích
- Thế nào là lòng yêu nước?
+ Đó là tình cảm chân thành, thiêng liêng của mỗi con người dành cho Tổ quốc.
- Người có tinh thần yêu nước luôn sẵn sàng cống hiến, hi sinh vì nề hòa bình, độc lập, tự do của nước nhà.
2. Chứng minh
* Từ xa xưa, nhân dân Việt Nam đã luôn mang trong mình một ngọn lửa yêu nước.
- Trong thời chiến, nhân dân ta đã sử dụng lòng yêu nước như một thứ vũ khí để nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.
- Trong thời bình, tinh thần ấy vẫn được phát huy cao độ. Đặc biệt là trước công cuộc chống dịch covid 19 hiện nay, dân ta đã cùng nhau chung tay, đồng lòng đồng sức hợp thành tấm lá chắn vững chãi để ngăn chặn sự lây lan, xâm nhập vào cơ thể người của virus corona.
- Trong văn học, rất nhiều tác phẩm đã nêu cao giá trị của tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam như "Làng" của tác giả Kim Lân.
3. Bình luận
- Thật vậy, tinh thần yêu nước chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
- Hơn hết, có tinh thần yêu nước, bạn sẽ gắng sức mình để cống hiến, để đưa tiềm lực của nước nhà sánh ngang với các cường quốc năm châu.
- Bên cạnh đó, yêu nước như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của đất nước Việt Nam qua từng năm tháng.
- Ngày nay, cạnh bên những người yêu nước vẫn còn những kẻ không ngừng chà đạp lên Tổ quốc thậm chí có hành động phá hoại nền độc lập của nước nhà.
4. Liên hệ bản thân
- Bồi dưỡng cho mình một lòng yêu nước nồng nàn.
- Tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể dân tộc giá trị của yêu nước.
C. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của vấn đề cần nghị luận
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK