Đáp án:
a. Các biện pháp tu từ trong bài thơ Lượm:
- Biện pháp so sánh: "....Như con chim chích".
-> Tác dụng: Làm cho câu văn trở nên sinh động, gần gũi, có sức biểu cảm hơn. Qua đó tô đậm vẻ đẹp hồn nhiên, lanh lợi, hoạt bát của chú bé Lượm.
- Điệp từ: "Chú" và "cái" được nhắc lại nhiều lần
-> Tác dụng: Nhấn mạnh sự hoạt bát, tinh nghịch của Lượm.
b.Nhà thơ Tố Hữu đã gọi Lượm bằng cách xưng hô khác nhau như: chú bé, cháu, Lượm, chú đồng chí nhỏ.
-> Tình cảm của tác giả: Tình cảm yêu mến, trân trọng, ca ngợi và tự hào đối với người chiến sĩ nhỏ.
c. Qua bài thơ trên ta có thể thấy Tố Hữu đã vô cùng khéo léo miêu tả hình tượng chú bé Lượm. Lượm hiện lên là một chú bé nhỏ nhắn nhưng vô cùng hồn nhiên, lạc quan và tinh nghịch. Đối mặt với hiểm nguy khi đi làm liên lạc, chú luôn mang một sự gan dạ, dũng cảm đến bất ngời. Những thử thách ấy với Lượm chỉ như một cuộc dạo chơi trên đồng vàng mà thôi. Ngay cả lúc hy sinh "Cháu nằm trên lúa/ Tay nắm chặt bông" Lượm vẫn hiện lên với vẻ đẹp diệu kì. Như vậy bài thơ làm cho ta biết trân trọng hơn sự hy sinh cao quý của chú bé Lượm-người chiến sĩ nhỏ tuổi của nước ta.
>< Bạn tham khảo nha!!Chúc bạn học tốt
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK