- Điệp từ “ta làm” cùng với nhịp thơ dồn dập nhưng đầy chân thành, tha thiết miêu tả rõ nét khát vọng, ước nguyện dâng hiến, hóa thân, hòa nhập của nhà thơ:
+ Muốn làm con chim hót : góp tiếng hót cho cuộc đời
+ Muốn làm một cành hoa : góp chút sắc hương cho cuộc sống
-> Ước mong giản dị, khiêm nhường, đơn sơ để tô điểm cho mùa xuân của thiên nhiên, đất nước
+ Một nốt trầm -> không ồn ào, không hào nhoáng mà chỉ âm thầm, lặng lẽ “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về.
- Sự thay đổi đại từ nhân xưng từ "tôi" thành "ta":
+ Mang tính chất cộng đồng.
+ Đại từ “ta” dùng để khẳng định đó không chỉ là tâm niệm riêng của cá nhân nhà thơ mà còn là khát vọng chung của nhiều người.
-> Khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước, nguyện hi vinh cho sự phồn vinh của đất nước.
=> Đây là tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết.
- Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho cuộc đời mỗi con người, mỗi sự cống hiến -> Tác giả muốn góp chút công sức nhỏ bé của mình vào mùa xuân lớn của đất nước.
- Từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc.
-> Lẽ sống cống hiến lặng lẽ, khiêm tốn của nhà thơ, âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến.
- Điệp ngữ “dù là” : thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người
- "tuổi hai mươi", "khi tóc bạc": âm thầm cống hiến bất kể khi tuổi trẻ hay lúc về già.
-> Khát vọng được cống hiến vượt qua thời gian, tuổi tác.
=> Với niềm yêu đời tha thiết, tác giả vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật mong muốn da diết được sống có ích bằng tất cả sức trẻ của mình.
- Mở rộng: Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến cho Tổ quốc, góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào cái chung.
- Có thể liên hệ: Viếng lăng Bác của Viễn Phương (khổ cuối)
Xin ctllhn ạ
I, Dàn ý tham khảo
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Thanh Hải
+ Thanh Hải là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
- Giới thiệu tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ
+ Thi phẩm đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp mùa xuân của đất nước qua đó bộc lộ tâm niệm, ước nguyện của tác giả.
- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ
B. Thân bài
1. Ước nguyện hòa nhập của tác giả
"Ta làm con chim hót... Một nốt trầm xao xuyến"
- Hình ảnh "con chim hót", "một nhành hoa", "một nốt trầm" đều là những hình ảnh nhỏ bé, tượng trưng cho tài năng đức độ của nhà thơ.
- Bên cạnh đó, chủ thể "tôi" trữ tình ở đầu khổ thơ đã chuyển thành "ta" kết hợp với động từ "làm", "nhập" thể hiện sự hóa thân kì diệu của nhà thơ.
+ Đại từ "ta" chỉ tất cả mọi người trong đó có tác giả.
+ Tất cả đều là một ước mơ nho nhỏ, chân tình và không cao siêu, vĩ đại. Đối với bạn đọc, điều này đã làm nên sự gần gũi, khiêm tốn và đáng yêu cho đoạn thơ.
2. Ước nguyện dâng hiến chân thành và cảm động của tác giả
"Một mùa xuân nho nhỏ....Dù là khi tóc bạc".
- "Mùa xuân nho nhỏ" là hình ảnh ẩn dụ độc đáo biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một lẽ sống cao đẹp của nhà thơ. Nhiều mùa xuân nho nhỏ sẽ làm nên mùa xuân lớn lao của đất nước.
+ Nó biểu hiện quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cá nhân với cái chung.
+ Thanh Hải kín đáo khẽ nhắc chúng ta: mỗi người hãy là một mùa xuân nhỏ để dâng hiện cho đời - đó cũng là nội dung nhan đề của bài thơ.
C. Kết bài
- Khẳng định giá trị của tác phẩm
- Tình cảm của em dành cho tác phẩm
II, Bài văn tham khảo
Thanh Hải là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Trong số những tác phẩm mà ông để lại cho bạn đọc thì nổi bật nhất có lẽ là "Mùa xuân nho nhỏ". Thi phẩm đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp mùa xuân của đất nước qua đó bộc lộ tâm niệm, ước nguyện của tác giả. Điều này có lẽ được thể hiện rõ nét qua ba khổ thơ "Ta làm con chim hót ... tóc bạc".
Trước khí thế đi lên của đất nước, Thanh Hải đã tâm niệm:
"Ta làm con chim hót
........
Một nốt trầm xao xuyến"
Hình ảnh "con chim hót", "một nhành hoa", "một nốt trầm" đều là những hình ảnh nhỏ bé, tượng trưng cho tài năng đức độ của nhà thơ. Bên cạnh đó, chủ thể "tôi" trữ tình ở đầu khổ thơ đã chuyển thành "ta" kết hợp với động từ "làm", "nhập" thể hiện sự hóa thân kì diệu của nhà thơ. Đại từ "ta" chỉ tất cả mọi người trong đó có tác giả. Cái "ta" đã bao trùm lên cả cái "tôi". Cái "ta" là tiếng lòng của tất cả mọi người. Tất cả đều là một ước mơ nho nhỏ, chân tình và không cao siêu, vĩ đại. Đối với bạn đọc, điều này đã làm nên sự gần gũi, khiêm tốn và đáng yêu cho đoạn thơ.
Từ ước nguyện hòa nhập, tác giả khát khai dâng hiến chân thành và cảm động: "Một mùa xuân nho nhỏ... Dù là khi tóc bạc". "Mùa xuân nho nhỏ" là hình ảnh ẩn dụ độc đáo biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một lẽ sống cao đẹp của nhà thơ. Nhiều mùa xuân nho nhỏ sẽ làm nên mùa xuân lớn lao của đất nước. Nó biểu hiện quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cá nhân với cái chung. Thanh Hải kín đáo khẽ nhắc chúng ta: mỗi người hãy là một mùa xuân nhỏ để dâng hiện cho đời - đó cũng là nội dung nhan đề của bài thơ. Hơn thế nữa, cặp từ láy "nho nhỏ", "lặng lẽ" cùng cách đảo ngữ đã diễn tả một chân thành, một đức tính khiêm nhường của con người lấy tình thương làm chuẩn mực cho đạo lí sống. Sống để dâng hiến, để phục vụ, để đem tài năng cống hiến cho đất nước. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". Không chỉ dừng lại ở đó, trong hai câu thơ cuối, tác giả đã nói lên thời gian cống hiện thật cảm động:
"Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc".
Điệp ngữ "dù là" như là cách nói khẳng định, như một lời cầu nguyện thiết tha của Thanh Hải. Đó là tấm lòng thủy chung son sắt với đất nước. Thật là một cách nói bình dị, hồn nhiên và chân thành.
Thật vậy, bài thơ là tiếng lòng của nhà thơ. Thể thơ năm chữ được vận dụng một cách sáng tạo, tạo nên âm điệu của bài thơ. Lời thơ trong sáng, giọng thơ nhẹ nhàng tươi vui sâu lắng. Các hình ảnh chọn lọc, cảm xúc chân thành. Bài thơ đã thức dậy trong em tình yêu quê hương đất nước, yêu mùa xuân, xác định cho mình một lẽ sống đẹp. Sống với lẽ sống "Mình vì mọi người".
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK