Có ai đó hỏi tôi: Đã bao giờ trong một vài phút nhất thời, bạn tương tư nhớ lại một vài điều đã cũ, đã bao giờ bạn mong thời gian trôi chậm lại để bạn luôn được sống với chính mình trong cái tuổi học trò ngây ngô, đáng yêu như vậy chưa? Thì xin thưa: Tôi đã từng . Tôi đã từng ước ao trở về một thời vô âu vô lo ấy, tôi đã từng ước mình mãi là một đứa học trò trẻ con, về lại với tuổi thơ, tìm lại những kí ức ngày xưa, không muốn trở thành người lớn đề khỏi phải suy nghĩ về trăm thứ không tên trong cuộc sống. Vì đối với tôi, kỉ niệm về thời học trò luôn là một bức tranh đẹp in đậm trong lòng tôi. Thời học trò của tôi, đơn giản là ngoài những người bạn luôn luôn bên cạnh giúp đỡ tôi trong lúc khó khăn thì cũng có những người chỉ lướt qua cuộc sống, để lại những hồi ức sâu sắc và lặng lẽ ra đi tạo cảm giác bâng khuâng, xao xuyến cho tôi. Trong ngăn kí ức của mình, một vài thứ có thể bị lãng quên theo thời gian nhưng kỉ niệm ngày hôm ấy mãi mãi khắc sâu trong trái tim tôi suốt cuộc đời.
Bước chân vào ngưỡng cửa lớp 6 trường THCS Buôn Trấp, tôi thấy mình như trưởng thành hơn. 6A2 chính là lớp mà tôi theo học, lớp có những thành viên tốt bụng, hòa đồng, chính vì lí do này mà tôi đã nhanh chóng quen gần hết các bạn trong lớp bởi sự cởi mở đáng, yêu vui vẻ, dễ mến, của các bạn. Sau một thời gian chúng tôi gắn bó với nhau, tôi mới phát hiện ra ở cuối góc lớp có một cô bạn. Cô nàng này khá trầm tính lại ngồi một mình nên ít ai để ý đến cô. Trông cô có vẻ nhỏ nhắn, nước da ngăm cùng với đôi mắt trong veo toát lên sự ngây ngô, hồn nhiên của cô. Lúc đó nhìn cô lạ lẫm lắm, giữa chúng tôi như có một bức tường ngăn cách vậy, không dám lại gần, không dám bắt chuyện với nhau. Hỏi thăm các bạn khác tôi mới biết cô bạn ấy tên Lan Anh, bố mẹ của cô đã li dị nhau cách đây 3 năm rồi. Giờ Anh ở chung với ông bà ngoại, Anh ít nói, tính tình không vui vẻ, không hòa đồng với các thành viên trong lớp, hỏi gì cũng lắc đầu, giờ ra chơi chỉ ngồi im trong góc lớp, vì vậy mà bạn bè trong lớp ai cũng xa lánh, khinh bỉ về hoàn cảnh sống của cô.
Tôi vốn có tính tò mò và có thú ưa khám phá. Một hôm được tan học sớm, tôi đã ra phía sau đi hết hành lang của dãy B để ngắm nghía từng lớp học. Đi về phía sau, tôi bỗng nghe thấy tiếng khóc thút thít và tôi nhận ra tiếng khóc ấy phát ra từ phía nhà vệ sinh bên cạnh dãy B. Tính tôi rất thích trải nghiệm nhưng đồng thời cũng rất sợ những điều kì quái xảy ra. Cho đến giờ thì tôi vẫn chẳng hiểu vì sao lúc đó như có một nguồn động lực trong lòng tôi: “Muốn biết được điều gì đang xảy ra thì cứ đi tới xem sao, không sao đâu, đừng sợ”. Thế là tôi với tư thế khoan thai bước thẳng tới nhà vệ sinh, mặt tỏ vẻ không sao nhưng thực ra trong lòng vẫn còn hơi run sợ. Tới đó tôi hốt hoảng khi nhận ra Anh đang ngồi co ro một góc trong nhà vệ sinh với gương mặt đẫm nước mắt, đôi mắt đỏ hoe vì khóc nhiều, đầu tóc rũ rượi, lõa xõa. Trông bạn ấy thật thê thảm biết bao! Lúc đó tim tôi đập thình thịch vì cảm giác lo sợ xen lẫn ngạc nhiên, nhưng rồi tôi vẫn cố lấy lại bình tĩnh, cất lời hỏi cô ấy:
– Lan Anh! Phải Lan Anh đây không? Cậu làm sao thế? Sao cậu không về nhà? Sao cậu lại ở đây? Nói cho tớ nghe đi…
Vì quá ngạc nhiên nên tôi đã hỏi cô ấy rất nhiều đến nỗi cô không kịp trả lời, cô chỉ lẳng lặng lắc đầu. Những giọt nước mắt cứ thế đua nhau lăn dài trên gò má của Anh, mặt cô xanh xao, hốc hác, tội nghiệp lắm. Có lẽ vì quá tủi thân nên cô càng khóc to hơn, tiếng nấc cũng rõ hơn. Tôi thật sự cảm thấy bối rối vì lần đầu tiên tôi gặp phải tình huống như vậy, nhưng sau đó tôi đã cố hít thở thật sâu, lấy lại bình tĩnh, ngồi xuống bên cô, nắm lấy tay và kéo cô ra khỏi góc tối chỉ biết dỗ cô bằng câu nói: “Cậu nín đi, đừng khóc nữa, có tớ ở đây rồi”. Cô ấy nín một lúc, tôi cảm thấy tình hình ổn hơn, tôi hỏi:
– Cậu đang làm gì ở đây vậy?
Lan Anh ấp úng:
– Cậu là Ngân phải không? Tớ sẽ nói cho cậu chuyện này và tớ mong rằng cậu sẽ không kể lại cho ai biết hết, cậu hứa với tớ nha.
Tôi ngẩn người ra một lúc nhìn dáng hình gầy gò của Anh, tôi không khỏi xúc động, cảm xúc của tôi lúc này chẳng biết nên diễn tả bằng lời lẽ nào cho phải, tôi không biết nói sao chỉ biết gật đầu đồng ý: “Ừ, cậu kể đi” Nói đến đây mặt nó đỏ bừng lên, nó cúi đầu xuống rơm rớm nước mắt rồi tự nhiên chạy vụt đi, chẳng nói chẳng rằng. Trong giây phút ấy tôi cảm thấy có điều gì đó rất băn khoăn, day dứt trong lòng, tôi thấy mến Anh và thương Anh lắm.
Kể từ ngày hôm đó tôi để ý đến Anh hơn. Ngày ngày tôi đều xuống chỗ nó hỏi thăm, động viên nó, giảng bài cho nó hiểu. Nó hay mang bánh lên lớp cho tôi ăn lắm, nhiều khi hai đứa vừa ăn, vừa nói chuyện trong giờ ra chơi rất vui vẻ. Một hôm tôi đi ngang qua một ngôi nhà và thấy nó ở trong, tôi lấy làm lạ, tới lớp tôi hỏi nó thì tôi mới biết đó là nhà cô nó. Nhà tôi và nhà cô nó gần nhau lắm, chỉ cách một cánh đồng thôi, mỗi lần nó từ nhà ngoại vào thăm cô là tôi thường rủ nó đi chơi. Tôi còn nhớ những buổi chiểu, tôi và nó dắt nhau ra đồng ngắm nhìn những chú bé mục đồng ngồi trên lưng trâu thi nhau thả diều. Bầu trời nhuộm đầy màu sắc bởi những cánh diều rực rỡ đang tung bay trước gió. Hay đơn giản hơn là những lần chúng tôi ra đồng chỉ để nói chuyện với nhau, cùng ngắm cảnh mây trời, ngắm cảnh đàn chim dáo dác bay về tổ vào thời khắc mặt trời sắp lặn xuống chân núi, đàn trâu thong thả ra về trên đường làng. Bầu trời hiện lên với những vệt đỏ ứng, chúng tôi cùng nhau ngắm cảnh hoàng hôn. Ôi, cảm giác thật yên bình biết bao!
Những ngày nó ở nhà cô, chúng tôi thường đi học chung với nhau. Đến lớp, hai đứa lại chăm chỉ học bài và động viên nhau cố gắng học tập. Sau một tuần kèm cặp nhau học hành, thành tích của chúng tôi đạt được rất đáng nể, nó được thể hiện qua điểm số của những bài kiểm tra toàn điểm 9, điểm 10 của chúng tôi và những dòng phê bằng mực đỏ của cô giáo: Ý thức học tập tốt. Chúng tôi được thầy, cô giáo khen ngợi dưới những ánh mắt thán phục và đầy ngưỡng mộ của chúng bạn, thời khắc ấy làm cho chúng tôi cảm thấy rất hãnh diện và tự hào về thành quả mà chúng tôi đã “gặt hái” được.
Gần một năm học trôi qua – một khoảng thời gian khá dài chúng tôi gắn bó với nhau nhưng câu hỏi về lí do vì sao ngày hôm ấy Anh khóc một mình trong nhà vệ sinh thì tôi vẫn chưa nhận lại được sự hồi đáp. Mặc dù rất muốn biết lí do nhưng tôi vẫn quyết định giữ kín trong lòng, không dám hỏi cô ấy thêm lần nữa. Cho đến một ngày nọ, Anh đã nói cho tôi biết rằng:
– Ngân à! Vào ngày hôm đó mình khóc, thật ra lí do là vì, là vì…
Nó ấp úng, trên khuôn mặt của nó có thoáng chút lo âu, đôi mắt lấp lánh ánh lệ. Nó tiếp tục nói:
– Thời gian tới, Anh không thể chơi với Ngân được nữa rồi. Học xong năm học này, Anh phải chia tay bạn bè, thầy cô, chia tay mái trường thân yêu này để cùng ông bà ngoại về quê sống.
Vừa dứt lời, nó bật khóc, tôi cũng ứa nước mắt. Buồn thật đấy! Tôi kéo nó ra bờ sông ngồi, hai đứa tâm sự với nhau rồi lẳng lặng nhìn đám bèo trôi dạt theo dòng nước mãi chẳng ngừng, lòng buồn man mác.
Cuối cùng thì ngày tổng kết năm học cũng tới. Chúng tôi rất vui vì đứa nào cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi. Nhưng rồi một nỗi buồn tái hiện trong lòng tôi, tôi thấy bâng khuâng lắm bởi vì ngày hôm đó Anh phải về quê. Nó nói:
– Hôm nay Anh vui lắm, vui vì được dự lễ tổng kết năm học cùng với Ngân, vui vì mình đã đạt được thành tích cao trong học tập. Nhưng bên cạnh đó thì Anh cũng thấy buồn. Anh buồn vì phải xa nơi đây, xa cánh đồng, xa bờ sông, xa những nơi chúng ta vẫn thường hẹn nhau đến để tâm sự. xa mái trường, xa lớp học, xa bạn bè, thầy cô…Nhưng buồn hơn là Anh phải xa người bạn thân nhất của Anh đó chính là cậu đấy Ngân ạ!
Mắt tôi đỏ lên, tôi cúi gầm mặt xuống. Cảm giác này sao mà đau quá, xót quá! Nó như có ngàn kim châm vào tim tôi vậy. Trong đầu tôi trở nên quay cuồng với một đống câu hỏi hiện ra: “Tại sao Anh lại đi cơ chứ?”, “Tại sao Anh không ở đây nữa?”, “Anh đi đồng nghĩa với việc tôi sẽ thiếu đi hình bóng của một người bạn thân hay sao?”, “Hình ảnh của nó là một mảnh ghép ở trong tim tôi kia mà, bây giờ nó đi thì ai sẽ lấp đầy khoảng trống đó đây?”, “Bây giờ mình phải làm sao?”… Những câu hỏi chẳng có câu trả lời cứ thế liên tiếp xuất hiện trong đầu tôi. Tôi mất bình tĩnh, tôi thực sự đã mất bình tĩnh nhưng tôi vẫn cố ngăn không cho giọt lệ tuôn ra. Bỗng bất ngờ tôi nhận được một cái vỗ vai an ủi từ phía sau:
– Đừng buồn nữa, mạnh mẽ lên! Anh đi nha.
Tôi quay ra nhìn Anh với đôi mắt thẫn thờ: Vẫn là Anh, vẫn là cô gái ấy, vẫn chưa thể tin là cô ấy sắp đi. Nỗi buồn nối tiếp nỗi buồn:
– Tạm biệt Anh, Anh đi cẩn thận nha, khi nào có dịp nhớ ghé lại thăm Ngân đó!
Nói xong, hai đứa ôm nhau khóc òa lên như hai đứa trẻ con, ông ngoại Anh thầy hai đứa thương nhau quá nên ông cũng lại khuyên tôi:”Cháu ở lại ráng giữ gìn sức khỏe để học tập cho tốt, có dịp hai đứa sẽ gặp lại” Tôi cảm ơn ông, khoảnh khắc ấy đối với tôi thật ấm lòng biết bao!
Tôi vẫy tay chào tạm biệt Anh, thế là hai đứa từ biệt nhau từ đó. Những ngày sau đó tôi đã khóc, khóc rất nhiều. Tuổi thơ thời học sinh của tôi gắn liền với chuỗi những kỉ niệm đẹp bên Anh.
Quỹ đạo của thời gian luôn luôn thay đổi, ai rồi cũng phải lớn lên và khi ta trưởng thành ta có những lúc ta sẽ nhìn lại quá khứ – nơi trộn lẫn những niềm vui, nỗi buồn mà ta đã từng trải qua. Tính đến bây giờ là đã bốn năm trôi qua rồi, nhưng nụ cười và đôi mắt ấy của Anh vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi, nó như thắp lên trong tôi ngọn lửa hi vọng tạo động lực cho tôi học tập. Tôi tự nhủ với bản thân rằng sẽ cố gắng học hành chăm chỉ, vui vẻ hơn, lạc quan hơn trong cuộc sống. Tôi mong sẽ được gặp lại Anh trong thời gian ngắn nhất. Kỉ niệm về Anh sẽ mãi là kỉ niệm đáng nhớ nhất trong thời học trò đã qua của tôi.
Hồi ấy em là một học sinh nghịch ngợm, ít vâng lời thầy. Chẳng hạn, giờ ra chơi, em đem vở bạn này bỏ vào cặp bạn kia. Trong một lần đi xem văn nghệ ở trường, em giấu dép của một cô giáo. Nhà trường cấm đốt pháo trong trường (dạo ấy nhà nước chưa cấm pháo) thì trong cặp em vào mấy tháng Tết lúc nào cũng có đủ các loại pháo. Thỉnh thoảng em ném vào chỗ bất ngờ, làm mọi người giật mình. Vì những việc ấy mà thầy chủ nhiệm lớp em, thầy Thanh thường gặp em, nhắc em, thậm chí phê bình, nêu tên em, găp cả bố mẹ em để lưu ý. Em cảm thấy như thầy thành kiến với em, luôn để mắt tới em, khiến em không thoải mái.
Nhưng một lần lớp em được phân công đi trồng cây ở bãi ven sông xa thành phố, nơi có dòng sông sâu chảy xiết. Thầy chủ nhiệm nhắc nhở cả lớp: Chỉ được xuống bến rửa chân tay, chứ không được bơi lội, giữa dòng nguy hiểm.
Hôm ấy, trồng cây buổi sáng xong, em xuống bến rửa chân tay. Nhìn dòng nước trôi, em sinh ra tò mò. Trời lại nóng; Em nghĩ tắm ven bờ chắc không sao, phải thử một cái mới được. Trưa ấy, khi mọi người nằm, ngồi dưới mấy gốc cây nghỉ ngơi, em lặng lẽ rủ một bạn ra bở sông. Bạn ấy không dám. Em bảo: "Sợ à? Nhìn tớ đây!". Rồi bị kích thich bởi sự hăng hái của chính mình, em bắt đầu cởi áo xuống nước. Lúc đầu ở ven bờ nước không chảy xiết, không sao. Nhưng lòng sông dốc. Em bất ngờ trượt chân và lập tức bị cuốn ra xa, càng vùng vẫy, càng xa bờ. Bạn em vội kêu to: "Có người chết đuối! Có người chết đuối!" Còn em, mới bơi được một lúc đã thấy đuối sức, vừa hoảng sợ, vừa chới với, cảm thấy mình chìm dần… Sau đó, các bạn em kể lại. Khi nghe tiếng kêu, thầy Thanh vội chạy tới. Chung quanh vắng ngắt không có đò giang gì, chỉ thấy em đang chới với giữa dòng nước. Thầy vội vàng lao ra, bơi về phía em. Thầy khéo léo túm tóc em rồi dìu vào. Nước trôi nhanh quá. Phải cách bến mấy trăm mét mới đưa em vào bờ được. Thầy nhanh chóng dốc ngược em cho nước thoát ra rồi làm hô hấp cho em thở đều. Mọi người lúc ấy xúm đến và đưa em lên bờ.
Mọi người nói. May là thầy Thanh là người thích thể thao, biết bơi lội. Nếu không thì việc làm vô kỉ luật ấy của em đã gây ra hậu quả to lớn.
Sau lần ấy, nhà trường đã phê bình và nhắc nhở em. Nhưng em thấy việc nhắc tên ấy lại quá nhẹ nhàng. Lỗi của em đáng phải xử nặng hơn mới phải. Nhất là sau đợt ấy, thầy Thanh lại phải ốm một thời gian.
Đã mấy năm trôi qua, nhưng em không khi nào quên được tấm gương quên mình cứu trò của thầy chủ nhiệm. Em hiểu ra sự nghịch ngợm của chúng em gây thêm khó khăn cho thầy cô. Em thấy hối hận và tự nhiên thấy kính trọng thầy cô, kính trọng các qui định của nhà trường.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK