Câu 1:
- Văn bản Thạch Sanh
- Thuộc thể loại truyện cổ tích
- PTBĐ chính: tự sự
Câu 2:
- Nội dung chính của đoạn trích trên: nguồn gốc lai lịch của Thạch Sanh
Câu 3:
- Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật: Chính diện
- Em hãy nêu ý nghĩa xuất thân của nhân vật .....( mình ko biết lm câu này)
Câu 4:
3 cụm danh từ có trong đoạn trích trên:
- Một túp lều
- Một cái lưỡi búa
- Cả gia tài
Đặt câu:
- Thạc Sanh sống ở một túp lều cũ dưới gốc đa.
Câu 5:
Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc
CN VN CN VN CH
Hoàng đã sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần
VN
thông.
Câu 6:
Nhà vua có công chúa đến tuổi lấy chồng nên phải mở hội kén rể. Trong lễ kén rể, công chúa bị một con đại bàng khổng lồ quặp đi. Thạch Sanh dùng cung tên bắn nó rồi lần theo vết máu biết được hang của đại bàng. Còn Lí Thông bị vua sai đi tìm công chúa. Sau đó, Lí Thông gặp lại Thạch Sanh, nói với chàng chuyện tìm công chúa. Thấy vậy, Thạch Sanh kể cho hắn nghe về hang của đại bàng. Hai người cùng đi cứu công chúa. Đến hang Thạch Sanh xin xuống hang cứu công chúa. Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng, dùng cung tên bắn mù mắt nó, vung búa bổ đôi đầu con vật. Và kết quả chàng cứu được công chúa. Nhưng lại bị Lí Thông bỏ lại hang đại bàng.
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Đoạn trích đó từ văn bản: Thạch Sanh
VB đó thuộc thể loại truyện cổ tích.
Phương thức biểu đạt chính : Tự sự
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?
Nội dung đoạn trích trên : nguồn gốc lai lịch của Thạch Sanh
Câu 3: Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích? Em hãy nêu ý nghĩa xuất thân của nhân vật này.
Nhân vật trong truyện cổ tích thường kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và có tài năng kì lạ, nhân vật thong minh và nhân vật ngốc ngếch, nhân vật là động vật. Các nhân vật này đều do trí tưởng tượng của nhân dân sáng tạo.
Câu 4: Tìm 3 cụm danh từ có trong đoạn trích trên? Đặt câu với 1 cụm danh từ em vừa tìm được.
Cụm danh từ trong đoạn trên: môn võ nghệ, phép thần thông, một túp lều
Đặt câu: Thạc Sanh sống ở một túp lều cũ dưới gốc đa.
Câu 5: Xác định CN-VN trong những câu sau: Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng đã sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc
CN VN CN VN CN
Hoàng đã sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần
VN
thông.
Câu 6 : Em hãy tưởng tượng và viết bài văn kể lại chiến công của Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng cứu công chúa.
Tôi là Thạch Sanh. Chắc mọi người đều nghe câu chuyện kể về tôi rồi. Bây giờ tôi đã lấy còng chúa Quỳnh Nga và lên ngôi vua. Đôi khi tôi lại nhớ về kỉ niệm, tôi đã quen hoàng hậu của tôi như thế nào…
Sau khi nghe lời người anh kết nghĩa – Lí Thông – trốn vào rừng, tôi trở lại đời sống như trước đây : một mình, không cha mẹ, người thân. Một sáng, tôi cầm cung và rìu đi săn. Bỗng, tôi nghe tiếng la hét trên cao. Ngước nhìn, tôi giật mình- vì thấy một con đại bàng khổng lồ đang quắp một cô gái. Không do dự, tôi rút tên bắn vào cánh con đại bàng. Nó không chết, chỉ bị thương thôi. Lần theo dấu máu, tôi đến tận hang đại bàng trú ngụ. Tôi định xuống hang cứu cô gái nhưng hang quá sâu. Nghĩ rằng, con đại bàng cần phải trị thương, chưa làm gì được cô gái nên tôi trở về nhà, nhờ Lí Thông giúp đỡ.
Tôi nghe dân làng nói Lí Thông đang làm quan, hắn mở hội mười ngày ngay gần làng. Hôm đó là ngày cuối cùng. Tôi đến hội, gặp hắn, tôi kể hết mọi chuyện. Lí Thông mừng quýnh lên, hắn nói cho tôi biết, cô gái bị đại bàng quắp chính là công chúa Quỳnh Nga – con gái yêu của đức vua. Hắn còn khoe rằng : vua tin hắn, sai hắn đi tìm công chúa. Hắn mở hội để nghe ngóng tình hình. Hắn thúc tôi đưa đến chỗ công chúa. Tôi liền dẫn hắn và cả một đội lính vào rừng, đến nơi ở của con đại bàng.
Đến nơi, hắn và bọn lính sợ chết nên không dám xuống. Tôi liền bảo hắn ở trên, giữ dây thừng để tôi trèo xuống hang. Tôi cầm đuốc đi sâu vào hang. Có ba ngả rẽ, tôi đi thẳng vào lối giữa. Đi được một đoạn, tôi thấy một cô gái bị nhốt trong cái lồng rất to. Nhìn dáng vẻ kiêu sa và bộ váy áo lộng lẫy, tôi đoán đây là công chúa. Nàng nhìn tôi bằng đôi mắt đẫm nước đầy vẻ ngạc nhiên. Tôi tự giới thiệu mình là Thạch Sanh, đến đây để cứu công chúa. Theo chỉ dẫn của công chúa, tôi tìm đến được phòng của đại bàng. Sở dĩ công chúa biết đường vì nàng đã bỏ trốn nhưng không thành.
Con ác thú đang nằm trên một tảng đá lớn, nó có vẻ rất đau đớn. Phát hiện ra tôi, nó vùng dậy giao chiến. Con đại bàng này sống lâu, đã thành tinh nên có phép thuật. Sau một hồi giao tranh dữ dội, con quái vật bị tôi hạ gục bằng một mũi tên vào cổ. Tôi chạy về chỗ công chúa, dùng rìu đập tan xích sắt, giải thoát cho nàng. Ra cửa hang, tôi gọi Lí Thông thả thừng xuống. Nhưng khi công chúa ra thoát, Lí Thông đã cắt đứt dây, lấy đá lấp cửa hang, nhốt tôi lại…
Chuyện sau đó thì mọi người đã biết. Giờ tôi không muốn nhắc lại nữa. Dù sao kẻ ác cũng đã bị trừng trị, còn tôi và hoàng hậu sống rất vui vẻ, hạnh phúc. Đúng là “ác giả ác báo”.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK