Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 GIÚP MIK NHA, MK CẦN GẤP: Đọc đoạn trích: “Một...

GIÚP MIK NHA, MK CẦN GẤP: Đọc đoạn trích: “Một tai hoạ đến mà đứa ích kỷ thì không thể biết trước được. Đó là: không trông thấy tôi nhưng chị Cốc đã trông t

Câu hỏi :

GIÚP MIK NHA, MK CẦN GẤP: Đọc đoạn trích: “Một tai hoạ đến mà đứa ích kỷ thì không thể biết trước được. Đó là: không trông thấy tôi nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang, chị Cốc liền quát lón: -Mày nói gì? -Lạy chị, em có nói gì đâu! Rồi Dế Choắt lủi vào. -Chối hả? Chối này! Chối này! Mỗi câu “Chối này!” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. Rúc trong hang mà trúng hai mỏ, Choắt quẹo xương sống, lăn ra kêu váng. Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thin thít…” Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? Câu 2: Xác định phép tu từ có trong các câu: “Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.” “Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thin thít.” Câu 3: Tìm từ láy có trong đoạn văn Câu 4: Tìm phó từ có trong câu văn “Đó là: không trông thấy tôi nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang, chị Cốc liền quát lón” Câu 5: Từ nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích, em rút ra bài học gì cho bản thân. Câu 6: Câu " Tôi đứng lặng giờ lâu nghĩ về bài học đừng đời đầu tiên.... đặt mình trong nhân vật Dế mèn, viết tiếp suy nghĩ của đế mèm.

Lời giải 1 :

câu 1: đoạn trích trên trích từ văn bản "Bài học đường đời đầu tiên"của tác giả Tô Hoài.

câu 2: phép tu từ có trong các câu: “Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.” “Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thin thít.” là phép tu từ so sánh.

câu 3 : từ láy trong đoạn văn là: loay hoay

câu 4: phó từ có trong câu văn “Đó là: không trông thấy tôi nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang, chị Cốc liền quát lớn”là : không, đã, đang
- phó từ "không" bổ sung ý nghĩa chỉ sự phủ định cho động từ
- phó từ "đã" bổ sung ý nghĩa về mặt quan hệ thời gian cho động từ
- phó từ "đang" bổ sung ý nghĩa về mặt quan hệ thời gian cho động từ

câu 5: Từ nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích, em rút ra bài học cho bản thân là: dù có vẻ đẹp cường tráng hay mạnh khỏe tới đâu thì cũng không nên ra vẻ với mọi người xung quanh mà hãy khiêm tốn để được mọi người yêu quý, kính trọng. ... 

  câu 6: Tôi đứng lặng giờ lâu nghĩ về bài học đừng đời đầu tiên của mình: Giá như mình đừng kiêu căng, xốc nổi ; giá như mình đừng bày trò trêu chọc chị Cốc thì đâu có gây ra cái chết đau thương cho Dế choắt ; cả mình nữa, nếu như ko kịp chạy nhanh vào hang thì bây h mình đã nằm gọn trong tay chị Cốc.... ( đây là suy nghĩ của mình nha, nếu mún vt thêm cái j thì tùy bn)  

Thảo luận

-- cho mình ctlhn nha
-- thiếu câu 6 bn ơi
-- thiếu câu 6 kìa

Lời giải 2 :

Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản "Bài học đường đời đầu tiên"của tác giả Tô Hoài.

Câu 2: Phép tu từ có trong các câu: “Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.” “Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thin thít.” là phép tu từ so sánh.

Câu 3: Từ láy trong đoạn văn: loay hoay.

Câu 4:

- Phó từ có trong câu văn “Đó là: không trông thấy tôi nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang, chị Cốc liền quát lớn”là : không, đã, đang:
+ Phó từ "không" bổ sung ý nghĩa chỉ sự phủ định cho động từ.
+ Phó từ "đã" bổ sung ý nghĩa về mặt quan hệ thời gian cho động từ.
+ Phó từ "đang" bổ sung ý nghĩa về mặt quan hệ thời gian cho động từ.

Câu 5: Từ nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích, em rút ra bài học cho bản thân là: Không được cậy khỏe bắt nạt yếu, hung hăng bậy bạ; trước khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ cận thận kẻo mang vạ vào thân. Đó mới là điều đáng quý.

Câu 6: Tôi đứng lặng giờ lâu nghĩ về bài học đừng đời đầu tiên của mình: Tôi cảm thấy hối hận và đau xót lắm. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. Tôi giận cái thói huênh hoang, hống hách của mình. Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thía hơn. Hôm nay, cũng may mà thoát nạn nhưng nếu không cố mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo sớm muộn rồi tôi cũng sẽ tự rước hoạ vào mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học đường đời quá lớn. Chắc cho đến mãi sau này, tôi cũng không thể nào quên.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK