Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 ĐỀ SỐ 1: Câu 1: Cho đoạn văn: "Lịch sử...

ĐỀ SỐ 1: Câu 1: Cho đoạn văn: "Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang

Câu hỏi :

ĐỀ SỐ 1: Câu 1: Cho đoạn văn: "Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà trưng, Bà Triệu, trần hưng Đạo, Lê Lợi, Quang trung,…Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng." (Ngữ văn 7 - tập 2 ) a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b. Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong đoạn văn trên? c. Biện pháp tu từ gì được sử dụng trong đoạn văn? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? d. Em hãy nêu công dụng của dấu chấm lửng trong đoạn văn trên? ĐỀ SỐ 2: ĐỌC KĨ ĐOẠN TRÍCH VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.” Câu hỏi 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: Qua việc đọc, hiểu văn bản của đoạn trích trên, em cảm nhận được điều gì về nội dung, nghệ thuật của văn bản đó? Câu 3: Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích trên và cho biết rút gọn thành phần nào? Câu 4: Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích trên? Phép liệt kê được thực hiện theo cách nào? Câu 5: Phân tích cấu tạo câu sau và cho biết cụm chủ - vị nào dùng để mở rộng câu, mở rộng thành phần gì trong câu sau? “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.” Câu 6: Qua việc đọc, hiểu văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” và sự hiểu biết về lịch sử dân tộc, em hãy viết bài văn chứng minh làm rõ câu nói của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta”.

Lời giải 1 :

mình gửi

đoạn trích trên được trích từ " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"

    - Tác giả: Hồ Chí Minh

    - Phương thức biểu đạt: Nghị luận

b. Qua việc đọc, hiểu văn bản của đoạn trích trên, em cảm nhận được về nội dung, nghệ thuật của văn bản là tác giả đã xây dựng luận điểm ngắn gọn, xúc tích; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng toàn diện và các từ ngữ gợi hình ảnh, câu văn nghị luận hiệu quả bên cạnh đó còn sử dụng phép so sánh, liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, ca ngợi tinh thần và lòng yêu nước của nhân dân ta

c. Các câu rút gọn:

- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

- Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

- Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.

=> 3 câu trên bị rút gọn thành phần chủ ngữ

d. Phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích trên: 

+Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy(liệt kê không theo cặp hay trình tự )

+ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến( liệt kê tăng tiến)

e.  Bổn phận của chúng ta // là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa

                                                   ra trưng bày.

                   CN                                                               VN

- Cụm chủ vị mở rộng: những của quý kín đáo ấy // đều được đưa ra trưng bày

                                                    CN                                         VN

- Cụm dùng để mở rộng thành phần vị ngữ trong câu

g. Trong văn bản '' Tinh thần yêu nước của nhân dân ta '' Bác đã từng nói rằng "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta". Thế thì lòng yêu nước là như thế nào?Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, tôn thờ, ghi khắc trong tim đối với đất nước mà mình đang sinh sống . Trong thời chiến tranh, tinh thần ấy đã được nhân dân ta sử dụng như một thứ vũ khí để đánh tan bè lũ  cướp nước và bán nước . Bây giờ, trước đại dịch Coivd 19 hiện nay, nhờ có sự  yêu nước mà dân ta đã đoàn kết xây dựng nên một bức tường vứng chắc để ngăn chặn lây nhiễm dịch bệnh. Đúng vậy, tinh thần yêu nước chính là thứ quá báu của dân tộc ta và nó chính là sức mạnh vĩ đại để đất nước ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách. Ngoài ra yêu nước còn là động lực giúp ta bước lên phía trước.  Nói chung, chúng ta cần phải phát huy truyền thống yêu nước để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp và vững mạnh.

chúc bạn hok tốt

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK