Mk trình bày trong hình :
Từ bao đời nay, dân tộc ta luôn coi trọng những giá trị tinh thần giàu tính nhân văn và đậm đà bản sắc. Những giá trị đạo đức quý báu ấy được nâng niu, gìn giữ, truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác và kết tinh trong những câu tục ngữ ngắn gọn và sâu xa triết lí. Một trong số ấy là lòng biết ơn, được thể hiện qua câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ”
Để hiểu rõ đạo lý sâu sắc ông cha ta gửi gắm, chúng ta hãy cùng tìm hiểu câu tục ngữ này nhé!Câu tục ngữ này dường như cũng đã mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Qủa thực những điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự làm sao cho đúng, và đã là cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm của chính mình. Một trái chín thơm đó đâu phải làm ra được một cách dễ dàng chứ? Người trồng họ phải mất biết bao công sức mới có thể có được cho nên người ăn quả phải nhớ công lao của họ.Hành động đó dường như cũng đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Qủa thật ta nên biết được rằng chính lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó là lối sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người trong gia đình, trong xã hội với nhau. Ta như biết được rằng tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó dường như cũng chính là công sức của biết bao lớp người. Đó có thể là từ những bát cơm dẻo trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra. Rồi cả khi là những tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Hàng năm cứ đến ngày mồng 10 tháng 3 mọi người lại nhớ đến câu thơ:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”.
Vào ngày này để tỏ lòng biết ơn của nhân dân đối với công lao của các vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước, mọi người từ khắp nơi ở mọi miền đất nước đều nhớ về các vị vua Hùng kính yêu. Chúng ta cũng phải cảm ơn những người thầy người cô đã dìu dắt, dạy dỗ cho ta kiến thức, tiếp thêm cho ta những ước mơ cho sự nghiệp. Vào ngày lễ 20/11, lời chúc mừng hoặc những tin nhắn hỏi thăm sẽ đem lại nụ cười , tạo sợi dây gắn kết yêu thương giữa thầy và trò đặc biệt là thể hiện lòng biết ơn. Hằng năm, vào ngày sinh nhật Bác cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua, ca ngợi sự hi sinh của Bác cho độc lập, tự do của nước nhà. Đó cũng là 1 hình thức thể hiện 1 tình cảm đẹp, 1 đạo lí đẹp của nhân dân ta. Để có được 1 bát gạo, bát cơm thơm ngon, dẻo chúng ta phải nhớ đến công lao khó nhọc vất vả của những người công dân. Họ phải cày đồng trong buổi ban trưa và mồ hôi thì rơi xuống thánh thót như mưa ruộng cày. Để tạo ra 1 hạt gạo dẻo thơm là cả sự đắng cay muôn phần vì thế chúng ta cần phải trân trọng, yêu quý người lao động. Vào ngày 27/7 hàng năm, nhân dân ta lại tỏ lòng biết ơn những thế hệ đi trước đã đổ biết bao mồ hôi công sức, thậm chí hi sinh cả 1 phần xương máu của bản thân để giành lại độc lập tự do cho đất nước, cho chúng ta có cuộc sống yên bình như ngày hôm nay. Bên cạnh đó chúng ta cũng không quên tri ân các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ độc lập cho dân tộc. Và ngày 27/2-Ngày thầy thuốc VN người dân cả nước lại hướng đến tri ân đội ngũ y bác sĩ, những người đang ngày đêm chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Trong tình hình đại dịch Covid-19 hiện nay thì sự nỗ lực của các y bác sĩ lại càng cao. Vì thế chúng ta phải luôn luôn biết ơn họ. Nhưng trong cuộc sống, vẫn còn biết bao kẻ “uống nước” những không “nhớ kẻ trồng cây”. Đó là những kẻ vô ơn, “khỏi vòng cong đuôi”, “qua cầu rút ván”, những kẻ vong ân bội nghĩa, ăn cháo đá bát, lừa thầy phản bạn, thờ ơ với quá khứ, quên nguồn cội, chà đạp lên giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc. Vậy chúng ta cần phải làm gì để phát huy truyền thống biết ơn của dân tộc? Trước hết, chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc. Ngoài ra, sự tích cực học tập, lao động cũng góp phần xây dựng đất nước. Chúng ta cũng cần có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài cũng như có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
Câu tục ngữ của cha ông đã để lại bài học vô cùng quý báu, sâu sắc về lòng biết ơn, về sự báo đáp với những người đã có công lao giúp đỡ mình. Lời dạy của ông cha sẽ còn nguyên giá trị mặc sự chảy trôi của thời gian. Mỗi chúng ta hãy học cách ghi nhớ và trân trọng những gì mình nhận được từ người khác.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK