Câu 1 : Đoạn trích trên trích trong bài thơ "Nhớ rừng"
-Của Thế Lữ
-“Nhớ rừng” là 1 trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Thế lữ và phong trào thơ mới ( 1932 – 1935). Bài thơ mượn lời con hổ trong vườn bách thú để nói lên sâu sắc lời tâm sự u uất của một lớp người lúc bấy giờ. Đó là (thế hệ 1930) những thanh niên tri thức “Tây học” vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, bất hòa với thực tại xã hội ngột ngạt, tư tưởng giả dối, họ khao khát khẳng định cái “tôi” và phát triển trong một cuộc sống tự do, rộng lớn. Đó là tâm sự chung của những người dân trong cảnh mất nước. Vì vậy “Nhớ rừng” có sức truyền cảm và tiếng vang lớn. Với sự trữ tình tràn đầy cảm xúc lãng mạn, hình ảnh thơ đầy chất tạo hình, ngôn ngữ nhạc điệu phong phú, bài thơ đã diễn tả một cách sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước.
Câu 2 : Từ "gậm" là động từ
Từ "khối căm hờn" là danh từ
- Gậm: sự gặm nhấm một nỗi đau đớn, nỗi khổ dai dẳng theo năm tháng
- Khối căm hờn: sự căm hờn tích lũy dồn nén lớn dần thành khối hữu hình theo năm tháng
Cách dùng từ này là một cách sử dụng từ độc đáo của nhà thơ. "Gậm" cho thấy một sắc thái đau đớn tột cùng cao hơn từ "gặm" hay được dùng. "Khối căm hờn" làm cho hình ảnh của sự căm hờn tích lũy dồn nén lớn dần thành khối hữu hình theo năm tháng. Từ đó, cách sử dụng từ ngữ như vậy giúp cho nỗi đau trong tâm trạng của hổ được biểu hiện vô cùng rõ ràng, chân thực và sinh động
Câu 3 : Không thể thay từ "gậm" bằng từ "ngậm", từ "khối" bằng từ "nỗi" vì nó làm mất sắc thái diễn tả của câu thơ, đó là nỗi đau tột cùng của chúa sớn lâm bị nhốt trong sở thú.
Câu 4 : Tư thế "nằm dài trông ngày tháng dần qua" nói lên tình cảnh bị giam hãm, bị nhốt trong sở thú. Chúa sơn lâm từng có quá khứ oai hùng nơi rừng sâu nước độc nay rơi vào tình cảnh giam hãm, bị coi là thứ đồ chơi bên những thứ giả dối, kém cỏi, tầm thường. Hổ cứ như vậy trông ngày tháng dần qua trong vô vọng, chán chường.
Câu 5 : Nhà thơ tả tâm trạng của con hổ với dụng ý nghệ thuật là diễn tả tâm trạng đau đớn, chán ghét của nhân dân mất nước lúc bấy giờ. Nhân dân ta lúc đó đang rơi vào sự đô hộ của thực dân Pháp, cũng mất tự do, mất đi văn hóa và những giá trị đời sống quý báu ban đầu.
Động từ “gậm” diễn tả niềm uất hận lớn lao trong hổ lúc này. Càng ý thức thì nó càng thêm chua xót và đắng cay muôn phần! Khối căm hờn trong chúa sơn lâm chính là thực tại tù túng bị giam cầm cùng nỗi đau mất tự do. Thái độ và tâm trạng của hổ được Thế Lữ khắc họa rất chân thực qua từ “nằm dài”. Nó chỉ là “thứ đồ chơi” nên dường như cuộc sống bình lặng, êm đềm làm nó căm ghét, phẫn nộ. Nó đã từng oai hùng nhưng nay chỉ là trò lạ mắt của con người và chấp nhận thu mình trong lồng sắt ngày đêm. Nỗi đau trong hổ là nỗi đau của kẻ mất tự do, nỗi uất hận trong cuộc đời chỉ có trông ngày qua ngày. Nhưng với từ “khinh” ta thấy được thái độ của hổ trước cảnh đời quanh nó. Không giống như “gấu, báo vô tư lự”. Hổ hoàn toàn đau xót cho thân phận mình. Nhân hóa trong câu thơ cùng nhịp thơ khi vang, khi trầm ấy bộc lộ trực tiếp tâm trạng trong hổ.
Câu cảm thán : Càng ý thức thì nó càng thêm chua xót và đắng cay muôn phần!
Mình xin hay nhất ạ~!
:)))
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK