ẢNH 1:
Câu 1:
a, Biện pháp tu từ so sánh. Tác dụng: miêu tả một cách chân thực, sinh động những nữ thanh niên xung phong trong hoàn cảnh phá bom. Lối nói so sánh này không chỉ thể hiện sự hài hước, lạc quan của nữ thanh niên xung phong mà còn tái hiện hoàn cảnh ác liệt của cuộc chiến.
b,
Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
Câu 2:
Thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ chính là thế hệ lực lượng tiên phong nòng cốt với những phẩm chất đáng quý và tốt đẹp. Đầu tiên, phẩm chất đầu tiên mà em thấy được ở họ đó là tinh thần dũng cảm và làm việc nhiệt huyết. Với tinh thần "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", thế hệ trẻ Việt Nam mang trong mình nhiệt huyết, chấp nhận hy sinh tuổi trẻ và thanh xuân của mình ở nơi chiến trận khốc liệt để mà giành được độc lập cho dân tộc. Với tính chất công việc nguy hiểm, có thể hy sinh bất cứ lúc nào nhưng những thế hệ trẻ VN trong cuộc chiến vẫn luôn xả thân hết mình để hoàn thành thật tốt nhiệm vụ. Thứ hai, ở họ, em thấy được tinh thần lạc quan yêu đời. Cả tuổi trẻ họ dành cho chiến trường nên với tinh thần trẻ trung và nhiệt huyết của mình, họ cùng sống với nhau bằng tinh thần lạc quan, yêu đời, tìm niềm vui từ những điều bình dị. Cuối cùng, ở họ em còn thấy được tình đồng chí đồng đội sâu sắc. Họ cùng sống và chiến đấu với nhau bằng tất cả sự đùm bọc, yêu thương, coi nhau là người một nhà. Tóm lại, thế hệ trẻ VN thời kháng chiến chống Mỹ hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp đáng quý
Câu 3:
Trong cuộc sống, tinh thần lạc quan yêu đời của con người đóng vai trò quan trọng trong sự thành công và hạnh phúc của mỗi người. Thật vậy, sự lạc quan yêu đời của chúng tađem đến những lợi ích nhất định cho từng người. Đầu tiên, tinh thần lạc quan yêu đời được thể hiện ở việc con người biết tận hưởng cuộc sống và tìm niềm vui từ những điều bé nhỏ bình dị hàng ngày cho chính mình. Trong bất kể điều kiện sống nào, con người lạc quan sẽ tìm được những điều bé nhỏ hạnh phúc, đủ để làm cho họ vui và đời sống tinh thần cứ thế được bồi đắp. Thứ hai, tinh thần lạc quan được thể hiện ở việc họ luôn cố gắng nhìn nhận mọi việc theo chiều hướng tích cực. Tức là khi đối mặt với một tình huống khó khăn, thay vì đi vào lối mòn bế tắc thì người lạc quan sẽ cố gắng tìm con đường khác và giải pháp cho chính bản thân mình để đạt được thành công khác. Chính vì vậy, tinh thần lạc quan góp phần vào quá trình làm việc không ngừng để mà đạt được thành công của chúng ta. Cho nên ta có thể nói, lạc quan chính là biểu hiện của sự mạnh mẽ ý chí. Trên thực tế, trong khi nhiều người có ý chí lạc quan và làm việc không ngừng nghỉ thì nhiều người cũng luôn bi quan và nhanh nản chí trong cuộc sống. Tóm lại, sự lạc quan chính là liều thuốc tinh thần tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người dù ở hoàn cảnh nào trong cuộc sống.
ẢNH 2
a,
Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ
"Ôi hàng tre xanh xanh VN". Tre VN là hình ảnh ẩn dụ của con người VN qua bao thế hệ với phẩm chất "Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng". Bão táp mưa sa chính là ẩn dụ của những năm tháng khó khăn, vất vả lam lũ của người dân VN. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn ấy, con người VN vẫn chẳng hề sợ hãi mà chính là những cây tre quật cường, anh dũng, nhân hậu với những phẩm chất tốt đẹp và tre xanh VN cũng giống như vậy.
b,
Nội dung của khổ thơ là tái hiện hoàn cảnh ra viếng thăm lăng Bác của nhà thơ cùng những ấn tượng ban đầu của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác.
c,
Trong bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương, nhà thơ đã có những dòng thơ xúc động về hoàn cảnh ra viếng thăm vị cha già kính yêu của dân tộc:
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng".
Bài thơ mở đầu bằng câu thơ bộc bạch hoàn cảnh ra viếng lăng Bác của một người con miền Nam "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác". Cách xưng hô "con-Bác" cho thấy sự gần gũi và kính trọng như của một người con đối với một người cha vĩ đại. Cách xưng hô này làm em liên tưởng đến những dòng thơ "Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha". Đối với mỗi người dân miền Nam nói riêng và VN nói chung thì Bác Hồ chính là vị cha già bao dung ôm cả đất nước vào lòng. Nay nhà thơ ra miền Bắc thăm lăng Bác và tác giả dùng từ "thăm" thay vì "viếng" như một cách nói giảm nói tránh. Người đọc có cảm giác giống như một buổi đi thăm người thân, mà ở đây là một người con miền Nam đi thăm vị cha già kính yêu của mình. Câu thơ thứ ba là một câu cảm thán của tác giả "Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam". Câu thơ như một tiếng reo hân hoan và niềm tự hào về biểu tượng của dân tộc và con người VN: tre VN trồng quanh lăng Bác. Tre VN là hình ảnh ẩn dụ của con người VN qua bao thế hệ với phẩm chất "Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng". Bão táp mưa sa chính là ẩn dụ của những năm tháng khó khăn, vất vả lam lũ của người dân VN. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn ấy, con người VN vẫn chẳng hề sợ hãi mà chính là những cây tre quật cường, anh dũng, nhân hậu với những phẩm chất tốt đẹp và tre xanh VN cũng giống như vậy.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK