Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 tdi Châu Nếc chiếu sg ấy đưà " nC suig...

tdi Châu Nếc chiếu sg ấy đưà " nC suig quân

Câu hỏi :

Lập dàn ý hộ t vs ạk

image

Lời giải 1 :

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Quang Dũng

+ Quang Dũng là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam.

+ Phong cách sáng tác: tài hoa

+ Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt –Lào, đồng thời đánh tiêu hao lực lượng địch.

+ Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên, học sinh, trí thức Hà Nội, chiến đấu trong những hoàn cảnh gian khổ nhưng họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm.

- Giới thiệu tác phẩm: Tây Tiến

+ Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến, cuối năm 1948 khi rời đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, ông viết bài thơ “Tây Tiến”.

- Giới thiệu khái quát về sự hi sinh của người lính Tây Tiến qua hai khổ thơ trên.

B. Thân bài

1. Lí luận về thơ

- Nếu như tác phẩm tự sự thường phản ánh tư tưởng, tình cảm của tác giả thông qua việc tái hiện khách quan hiện thực đời sống thông qua tình huống truyện, sự kiện, nhân vật, chi tiết…thì thơ ca đi vào phản ánh thế giới tâm hồn con người trước rung cảm tinh tế sâu sắc, trước cuộc sống muôn màu. Vì thế Lê Qúy Đôn nói: “thơ ca khởi phát từ lòng người”. Có thể nói, bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ tài hoa Quang Dũng đã thể hiện rõ rét điều đó.

2. Sự hi sinh của người lính Tây Tiến qua khổ thơ đầu.

- Để nhìn nhận một cách sâu sắc sự hi sinh của người lính Tây Tiến trước hết cần hiểu rõ những khó khăn, gian khổ mà họ phải trải qua trong suốt dọc đường hành quân. Người lính Tây Tiến phải sống và chiến đấu trong một điều kiện, địa hình hiểm trở, dữ dội, khắc nghiệt với núi cao, đèo sâu. Hơn nữa, họ còn phải đối diện với biết bao nguy hiểm rình rập, thiếu thốn, bệnh tật “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc…”

- Chính trong những khó khăn gian khổ ấy, sự hi sinh của người lính Tây Tiến là điều không thể tránh khỏi:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

+ Thực ra hai câu thơ trên có thể có nhiều cách hiểu. Đó có thể là những giây phút nghỉ ngơi sau những đường hành quân gian khổ mệt mỏi của những người lính Tây Tiến hoặc nó có thể là những hi sinh mất mát trên chặng đường hành quân. Nhưng nếu đặt trong mạch toàn bài thì nhiều người đồng tình cho rằng ý thơ này thể hiện những hi sinh mất mát của người lính.

+ Quang Dũng là nhà thơ tài hoa trong việc sử dụng ngôn từ nhưng mở đầu câu thơ thứ nhất lại bằng một từ thật giản dị, nôm na “anh bạn” để nói về tình đồng đội. Cách nói này vừa gợi ra sự thân mật của tình đồng chí vừa phảng phất chút hồn nhiên, hóm hỉnh, đậm chất lính. Bên canh đó, từ láy “dãi dầu” như chất chứa biết bao nhọc nhằn, gian khổ, vất vả trong suốt chặng đường hành quân của người lính. Nhưng ẩn đằng sau sự vất vả đó người đọc vẫn cảm thấy được cái nét phong trần từng trải. Và cuối cùng là cách nói giảm nói tránh “không bước nữa” vừa gợi ra sự hi sinh mất mát của người lính vừa gợi chút ngạo nghễ, ngang tàng. Chính cách nói này giúp cho câu thơ bi mà không lụy.

- Câu thơ thứ hai lại là một cách nói lạ của Quang Dũng khi viết về sự ra đi của những người lính:

“Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

+ Chữ “gục” mở đầu câu thơ vừa giúp Quang Dũng tránh được việc sử dụng các từ chết hoặc hi sinh mặt khác vẫn giữ được chất hiện thực nghiệt ngã của chiến tranh. Đặc biệt là sự kết hợp từ “gục” với cụm từ “bỏ quên đời” đã làm rõ hơn ý thơ.

+ Với người lính, cái chết trở nên không đáng kể. Họ chủ động chấp nhận cái chết, coi đó chỉ là một phút nghỉ ngơi “bỏ quên đời”. Cái ý nghĩ ấy chỉ có được ở những người lính ngang tàng, ngạo nghễ, dám hi sinh vì Tổ quốc.

* Liên hệ: Câu thơ này khiến tôi nhớ đến bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân:

“Và anh chết trong khi đang đứng bắn

Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng”

Trong khi câu thơ của Lê Anh Xuân sử dụng nghệ thuật cường điệu, nói quá để nói về sự hi sinh của người lính thì Quang Dũng lại chẳng “đao to búa lớn”, sử dụng cách nói chân thực, nhẹ nhàng mà vẫn đầy hào hùng, đẹp đẽ, cao cả khi nhắc đến sự hi sinh của họ.

- Câu thơ thứ ba và bốn mở ra một khung cảnh dữ dội đến rợn người. Điều đó càng cho thấy vẻ đẹp hùng vĩ, oai linh của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc.

3. Sự hi sinh của người lính Tây Tiến qua khổ thơ thứ hai.

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”.

- Ra đi trong những ngày đầu của kháng chiến, những người lính Tây Tiến nói riêng và những anh bộ đội cụ Hồ nói chung phải chịu rất nhiều thiếu thốn về vật chất, lại phải hành quân suốt những đêm dài. Vì vậy, các anh thường bị mắc phải căn bệnh sốt rét nơi rừng thiêng nước độc.

* Liên hệ: Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều vần thơ ghi lại hiện thực đời sống chiến đấu của những người lính:

“Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”

                                             (Đồng chí – Chính Hữu)

=> Nhưng có lẽ chưa có vần thơ nào mà ấn tượng như vần thơ Quang Dũng với những hình ảnh độc đáo “không mọc tóc”, “xanh màu lá”. Theo lời kể của tác giả thời kì đó bộ đội ta phải cạo trọc đầu để đánh giáp lá cà và để dẽ dàng trong sinh hoạt. Nhưng nguyên do quan trọng hơn cả chính là hậu quả của những ngày hành quân vất vả, đói rét và những cơn sốt rét rừng. Hình ảnh “xanh màu lá” là một hình ảnh thơ gợi nhiều sự liên tưởng. Đó có thể là làn da xanh vàng vọt của người lính, đó cũng có thể là màu xanh của lá ngụy trang, của cánh rừng bạt ngàn.

- Nhưng ẩn đằng sau cái tiều tụy bi thương là sự lẫm liệt mà ngang tàng của người lính Tây Tiến.

+ Âm Hán Việt “đoàn binh” (không phải là “đoàn quân”) vừa tạo ra màu sắc trang trọng cho câu thơ, vừa gợi ra sự đông đúc, hào hùng vừa gợi ra sự uy nghi, lẫm liệt tựa như những tráng sĩ thuở xưa.

+ Bi tráng còn ở cách diễn đạt độc đáo “không mọc tóc” của Quang Dũng giúp cho người đọc hình dung được tóc của người lính dường như không thèm mọc. Cái trạng thái bị động đã chuyển sang trạng thái chủ động. Vì thế mà cảm nhận được cái ngang tàng, ngạo nghễ như thách thức với những khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật.

+ Hào hùng còn là ở cụm từ “dữ oai hùm”. Cảm giác như người lính Tây Tiến hiện lên với sự dữ dội, oai linh, uy nghi tựa như một chúa tể sơn lâm.

* Liên hệ: Đọc ý thơ của Quang Dũng làm ta nhớ đến câu thơ của Phạm Ngũ Lão: “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”.

- Dưới ngòi bút tài hoa của Quang Dũng, người lính Tây Tiến không chỉ có vẻ đẹp bi tráng mà còn có vẻ đẹp lãng mạn:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

+ “Mắt trừng” là ánh mắt tha thiết gửi trao những giấc mộng về quê nhà từ bên kia biên giới xa xôi, đó cũng có thể là ánh mắt đau đáu, một ý chí sắt đá, một quyết tâm kiên cường, một khát vọng chiến thắng mãnh liệt của người lính Tây Tiến.

+ Và có lẽ, câu thơ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” đã thể hiện rõ nhất vẻ đẹp lãng mạn của người lính. Những người lính Tây Tiến dù phải sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, giữa bom rơi đạn nổ, họ vẫn hướng về Hà Nội, vẫn hướng về những cô gái Hà thành duyên dáng, yêu kiều. Dường như đây là hướng về những nơi bình yên nhất, kí ức đẹp đẽ nhất về quê hương, bản quán. Đây là một câu thơ đẹp, nó tương đồng về cả hai vẻ mộng và mơ, nghĩa chung và tình riêng để tạo nên một vẻ đẹp riêng biệt độc đáo của người lính Tây Tiến. Họ không chỉ hiện lên có ý chí chiến đấu, lòng quả cảm mà còn hiện lên hào hoa, lãng mạn nghệ sĩ.

* Liên hệ: Đọc đến đây ta lại nhớ đến ý thơ của Chính Hữu:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Đây không phải là những câu thơ yếu đuối, mộng rớt hay tiểu tư sản mà nó toát lên một hào khí, một tinh thần mạnh mẽ, dám sống và dám yêu.

C. Kết bài

- Khẳng định giá trị của tác phẩm

- Tình cảm của em dành cho tác phẩm

Thảo luận

Lời giải 2 :

         Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc…nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ tinh tế, lãng mạn, tài hoa. Là nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ Quang Dũng giàu chất nhạc, chất họa. Ông rất thành công với những bài thơ viết về người lính, trong đó có bài “Tây Tiến”. Một trong những đoạn thơ thể hiện chân dung người hào hùng tài hoa và kết hợp giữa chân dung lý tưởng chiến đấu và phẩm chất hy sinh.

          Ta trở lại đoạn thơ trên, gian khổ không chỉ là núi cao dốc thẳm, không chỉ là mưa lũ thác ngàn mà còn có tiếng gầm của cọp beo nơi rừng thiêng nước độc, nơi đại ngàn hoang vu:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

     Đêm đèm Mường Hịch cọp trêu người.

“Chiều chiều...” rồi “đêm đêm” luôn có nhừng tiếng gầm thét, những âm thanh ấy khẳng định cái bí mật, cái uy lực khủng khiếp ngàn đời của chốn rừng thiêng. Chất hào sảng trong thơ Quang Dũng là lấy ngoại cảnh núi rừng miền Tây hiểm nguy để tô đậm và khắc họa chí khí anh hùng của đoàn quân Tây Tiến. Mỗi vần thơ đã để lại trong tâm trí người đọc một ấn tượng: gian nan tột bậc mà cũng can trường tột bậc! Đoàn quân vẫn tiến bước, người nối người, băng lên phía trước. Uy lực thiên nhiên như bị giảm xuống và giá trị con người như được nâng cao hẳn lên một tầm vóc mới. Quang Dũng cũng nói đến sự hi sinh của đồng đội trên những chặng đường hành quân vô cùng gian khổ:

   Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời...

     Hiện thực chiến tranh xưa nay vốn như thế! Sự hi sinh của người chiến sĩ là tất yếu. Xương máu đổ xuống để xây đài tự do. Vần thơ nói đến cái mất mát, hi sinh nhưng không chút bi lụy, thảm thương.

       

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

 Cách dùng từ của ông thật đặc biệt. Nếu phần đầu bài thơ ông sử dùng “đoàn quân” thì ở đây ông sử dụng “đoàn binh”.  Cùng là đoàn quân ấy, nếu dùng đoàn binh thì gợi 1 đoàn chiến binh có vũ khí, khí thế lâm trận át đi sự ốm yếu. Ba từ “ không mọc tóc” là đảo thế bị động sang từ thế chủ động. Không còn đoàn binh yếu ốm tiều tụi, bị rụng hết cả tóc, giọng thơ như cố ý không mọc tóc vậy. Các chi tiết không mọc tóc- quân xanh màu lá thể hiện sự khó khăn gian khổ của cuộc sống của những người lính khi hoạt động trên trận địa đăc biệt. Di chứng của những trận sót rét rừng đó là không mọc tóc, da xanh tái. Nhưng đối lập với ngoại hình ốm yếu tiều tụi áy là sức mạnh phát ra từ tư thế dữ oai hùm. Với nghệ thuật tương phản 2 câu thơ tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp khác thường của đoàn binh Tây Tiến. Họ hiện lên qua hình ảnh tráng sĩ 1 thời qua 2 câu thơ:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

       Mắt trùng là định nghĩa tư thế thể hiện sự căm thù đến cao độ cóa khả năng thiêu đót quân thù bằng cặp mắt. Câu thơ làm nổi bật ý chí người lính Tây Tiến được đề cập đến với thể trạng mệt mỏi vất vả và chính cái thực trạng đó khắc họa chân dung người lính chân thật rõ nét. Thế nhưng vượt qua những khó khắn đó họ vẫn chắp cánh: “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơ”. Câu thở thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của họ. Ban ngày mắt trùng luôn hướng về trận địa khi bom đạm đã yên rồi, giấc mộng lại hướng về phía trước, phía sau về tương lai. Một ngày trở về với chiến thắng để nối lại giấc mộng xưa, ý thơ mạnh mẽ, tình cảm sâu lắng. Hai hình ảnh nét đẹp ấy hòa quyện với nhau làm nên vẻ đẹp của những chàng trai Tây Tiến.

                 

             Tây Tiến là một trong những bài thơ đặc sắc của Quang Dũng nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Bài thơ là nỗi hoài niệm bâng khuâng về con đường hành quân giữa thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, thơ mộng. Trên chặng đường quân hành đó, nổi bật lên là hình tượng người lính với tinh thần chiến đấu quả cảm  và tâm hồn lãng mạn hào hoa dù phải sống giữa bao gian khổ và thiếu thốn.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK